Hiệp định Paris - Cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

© Ảnh : Bùi Lâm Khánh- TTXVNNguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định Paris dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris 1973.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định Paris dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris 1973. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 17/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023).
Dự lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự sự kiện.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris tham dự.
Trong diễn văn kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, ông cha ta luôn chú trọng hoạt động ngoại giao, tạo nên truyền thống và bản sắc riêng của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, hòa hiếu, trọng lẽ phải, chính nghĩa và công lý: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!".
"Đây là những tư tưởng, triết lý mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Hội thảo khoa học 50 năm Hiệp định Paris - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2023
Hiệp định Paris: Bài học về quán triệt tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
Theo Bộ trưởng, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đỉnh cao là đàm phán, ký kết Hiệp định Paris năm 1973, tạo tiền đề để nhân dân ta thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển phồn vinh.

"Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20", Bộ trưởng nói.

Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.
"Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Đồng khởi Bến Tre năm 1960, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Tiến công chiến lược Xuân - Hè năm 1972 và chiến thắng vang dội 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Ngoại giao đã trở thành một mặt trận tiến công, kết hợp nhuần nhuyễn và chuyển hóa hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận chính trị, quân sự thành thắng lợi trên bàn đàm phán, thể hiện sáng ngời bản lĩnh, cốt cách và trí tuệ Việt Nam, thấm đượm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm.

Những bài học từ Hiệp định Paris

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một "pho sách" vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều bài học tới nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành triết lý, quan điểm trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Đó là bài học
1.
Kiên định độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
2.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
3.
Kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song cơ động, linh hoạt sách lược theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Mục tiêu và nguyên tắc là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tôn trọng chủ quyền quốc gia như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
4.
Bài học về phong cách, nghệ thuật đối ngoại và ngoại giao mang đậm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế"…
5.
Chủ động, tích cực xây dựng lực lượng ngoại giao, trong đó cán bộ là khâu then chốt. Ngoài ra, còn có bài học về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ các mặt trận chính trị, quân sự, "vừa đánh, vừa đàm".
Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2023
Việc ký Hiệp định Paris là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
Tại lễ kỷ niệm, nhớ lại những kỷ niệm về quá trình tham gia đàm phán Hiệp định Paris cuối năm 1968, bà Nguyễn Thị Bình cho biết bà được chỉ thị tham gia đàm phán ở Paris. Đây là sự tin tưởng, trọng trách lớn khi phải ký kết được hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.
Nhấn mạnh về thắng lợi của Hiệp định Paris, bà nêu rõ yếu tố quyết định là sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
"Hiệp định Paris là thắng lợi quyết định giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, kết quả của gần 20 năm chiến tranh ác liệt, gian khổ của cả dân tộc. Hiệp định Paris là thắng lợi về mặt quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự đoàn kết ủng hộ hết sức mạnh mẽ của thế giới, đem lại sức mạnh cho Việt Nam ở trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán", bà Nguyễn Thị Bình nêu rõ.
Khẳng định yếu tố quyết định thắng lợi của Hiệp định Paris là nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ tự hào về dân tộc Việt Nam, tự hào về Đảng quang vinh; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đất nước sẽ phát triển mạnh và bền vững.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала