Hòa Phát quyết định "cầm máu": Vì sao nhu cầu thép Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng?

© Ảnh : Freepik/OnlyyouqjNhững ống thép
Những ống thép - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2023
Đăng ký
Ngành thép Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn khi các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến bất động sản đang bóp nghẹt nhu cầu xây dựng các công trình mới.
Tuy vậy, trong thời gian tới, một số tín hiệu tốt đã xuất hiện khi Trung Quốc mở cửa trở lại, cũng như nhiều lãnh đạo trong ngành đang kêu gọi mở rộng tài khóa để đẩy nhanh các dự án công.

Ngành thép gặp khó khăn

Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á, đã tạm dừng hoạt động 4 lò cao tại Việt Nam vào mùa thu năm 2022. Các nhà sản xuất thép khác của Việt Nam sử dụng lò điện cũng buộc phải cắt giảm mạnh sản lượng.
"Ấn tượng của chúng tôi là mọi thứ cuối cùng đã chạm đáy, nhưng mọi chuyện vẫn đang ngày càng tồi tệ hơn. Chúng tôi khó có thể thấy sự phục hồi ít nhất cho đến giữa năm 2023", - Nikkei dẫn lời một giám đốc doanh nghiệp trong ngành cho biết.
Tỷ lệ hoạt động tại các nhà sản xuất sử dụng lò điện ở miền Nam Việt Nam bắt đầu giảm vào khoảng tháng 9 năm 2022. Nhiều nhà máy trong số này được cho là đang hoạt động dưới 50% công suất và một số đã sa thải nhân viên.
Tổng doanh thu của 3 nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, bao gồm Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen và Tập đoàn Nam Kim, đã giảm 25% trong quý III (từ tháng 7 đến tháng 9) so với một năm trước đó, theo truyền thông Việt Nam. Nguyên nhân được cho là do cả giá sản xuất và thép đều giảm.
Kể từ tháng 11, Hòa Phát đã tạm dừng khai thác gang lỏng từ hai trong số bốn lò đang hoạt động tại nhà máy thép Dung Quất ở tỉnh Quảng Ngãi. Công ty cũng đã tạm dừng khai thác tại một lò cao ở phía bắc tỉnh Hải Dương.
Như vậy, ba trong số bảy lò cao của tập đoàn này hiện không sản xuất thép. Lò cao được thiết kế để chạy hết công suất suốt ngày đêm. Việc tạm dừng hoạt động có thể làm hỏng chúng và việc đưa chúng trở lại hoạt động bình thường cũng rất mất thời gian.
Một lãnh đạo công ty cho biết Hòa Phát đã quyết định "cầm máu" dù đã cắt giảm rất nhiều chi phí hoạt động.
Sản lượng thép thô trong tháng 11 của Hoà Phát đã giảm 43% so với một năm trước đó, xuống còn khoảng 380.000 tấn. Sản lượng trong 11 tháng đầu năm ngoái đã giảm 6% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 7 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng bị cắt giảm mạnh trong vài tháng qua.
Hòa Phát ghi nhận mức lỗ ròng 1.786 tỷ đồng (76 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 - lần lỗ đầu tiên kể từ quý 10-12/2008 do khủng hoảng tài chính châu Á.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2023
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam lỗ kỷ lục nhưng “thời kỳ đen tối” với Hoà Phát đã qua

Những yếu tố tác động lên ngành thép Việt Nam

Xung đột ở Ukraina đã khiến cân bằng cung cầu trên thị trường thép Việt Nam vào mùa xuân năm 2022 trở nên eo hẹp. Khi đó, các nhà sản xuất thép trong nước phải chật vật để đáp ứng nhu cầu dù hoạt động hết công suất.
Mặc dù vậy, mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng, tập trung vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tài chính và vốn liên quan đến ngành bất động sản.
Đầu năm 2022, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị bắt vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Không lâu trước động thái kiện tụng rầm rộ, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Tân Hoàng Minh, đã bị bắt giữ với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến 10.000 tỷ đồng trái phiếu thả nổi tại 3 công ty thuộc tập đoàn.
Những chiến dịch chống tham nhũng này đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản.
Mọi chuyện trở nên tồi tệ vào tháng 10 khi bà Trương Mỹ Lan, người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố, bắt tạm giam cùng với 3 giám đốc điều hành khác của công ty. Điều này làm dấy lên lo lắng lan rộng về sức khỏe tài chính của các công ty bất động sản và ngân hàng.
Xa hơn nữa, Chính phủ cũng đã bắt đầu làm chậm quá trình cấp phép cho các dự án phát triển, gây ra sự chậm trễ kéo dài trong một loạt các dự án chung cư và cơ sở hạ tầng.
Thị trường bất động sản ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ khoảng 60% sản lượng thép toàn cầu, cũng đang suy yếu. Trong bối cảnh dư thừa công suất ở Trung Quốc, các sản phẩm thép giảm giá của Trung Quốc tràn ngập các thị trường Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Điều này đã giáng thêm một đòn mạnh vào các nhà sản xuất thép Việt Nam.
Việt Nam là nước sản xuất thép lớn nhất trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nhu cầu chậm lại trong nước gây cản trở cho nền kinh tế nói chung của đất nước.
Hệ quả là giá các sản phẩm thép đã giảm. Giá chào bán thép cuộn cán nóng, được sử dụng rộng rãi trong ô tô và thiết bị điện, vào khoảng 600 USD/tấn vào cuối tháng 12, giảm từ khoảng 950 USD vào mùa xuân năm 2022.
Mặt khác, giá nguyên vật liệu cho sản xuất thép như than luyện cốc cho lò cao, thép phế cho lò điện không giảm mạnh như giá thép. Điều này đang gây thêm căng thẳng cho hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất thép của Việt Nam.
Một tin tốt là Trung Quốc đang có động thái dỡ bỏ các hạn chế hà khắc về Covid-19. Giá thép tại Trung Quốc đang bắt đầu phục hồi do việc loại bỏ tình trạng tắc nghẽn phân phối do chính sách Zero Covid gây ra và kỳ vọng nhu cầu phục hồi ngày càng tăng.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12, VNDirect, một công ty môi giới chứng khoán lớn của Việt Nam, đã chỉ ra một số "tín hiệu" để cải thiện trong ngành thép, khi nhiều lãnh đạo trong ngành kêu gọi mở rộng tài khóa để đẩy nhanh các dự án công.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала