Việt Nam kỷ luật 2 lãnh đạo cấp cao SBIC hậu ‘quả đấm thép’ Vinashin

© Ảnh : baodauthauVinashin
Vinashin - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ký quyết định thi hành kỷ luật với 2 lãnh đạo của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) Vũ Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng thành viên SBIC) và Cao Thành Đồng (thành viên Hội đồng Thành viên SBIC).
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) có tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin, thành lập năm 2006, từng được xem là "quả đấm thép" và thuộc nhóm mạnh nhất trong số các tập đoàn kinh tế Nhà nước của Việt Nam).

Kỷ luật 2 lãnh đạo cấp cao của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức "Cảnh cáo" đối với ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC).
Ông Vũ Anh Tuấn bị kỷ luật do đã "có vi phạm" và "đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo".
Cùng với Chủ tịch HĐTV SBIC, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách" đối với ông Cao Thành Đồng, Thành viên HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy do có vi phạm và đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách".
Hai quyết định này đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Loạt lãnh đạo cấp cao Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy bị kỷ luật

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2022, thực hiện kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 22 đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy, căn cứ quy định của Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 và ông Cao Thành Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.
Trong thông cáo báo chí được phát đi, như Sputnik đã thông tin, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy rằng, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.
"Hậu quả, Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc, các đơn vị trực thuộc và một số cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng kinh phí tái cơ cấu doanh nghiệp, làm thất thoát, lãng phí lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cá nhân bị xử lý hình sự", - Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh.
Cơ quan Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, trách nhiệm của các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các ông Vũ Anh Tuấn (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV), Cao Thành Đồng (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tổng Công ty) và một số cá nhân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá: "Những vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty và các cá nhân nêu trên gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2023
Việt Nam: Một loạt quan chức bị kỷ luật, miễn nhiệm ngay trước Tết

Vinashin-SBIC: Từ "quả đấm thép" đến liên tục thua lỗ

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) là một tổng công ty chuyên về hoạt động đóng tàu của Việt Nam với 100% vốn Nhà nước.
Tiền thân của SBIC là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Ngày 31 tháng 01 năm 1996 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 69/TTg về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị đóng và sửa chữa tàu do Bộ Giao thông vận tải và một số bộ, địa phương đang quản lý nhằm mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Ngày 7 tháng 2 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 94/TTg về việc đổi tên Tổng công ty Công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cần nhấn mạnh, Vinashin trước đó được coi là một trong những "quả đấm thép" của nền kinh tế, từng mạnh nhất trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, công ty con trải khắp nước, ở nhiều lĩnh vực, với hơn 240 đơn vị thành viên, kinh doanh đa ngành. Các doanh nghiệp đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Sông Cấm, Nam Triệu đều trực thuộc Vinashin.
Hồi năm 2010, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Vinashin và chỉ ra hàng loạt sai phạm, thiếu sót, thua lỗ của tập đoàn này. Cụ thể, cuối năm 2009 (3 năm lên tập đoàn), tổng tài sản của Vinashin tuy có hơn 104.000 tỷ đồng nhưng hơn 80% vốn đi vay. Vinashin không còn bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng.
Sau khi hàng loạt nguyên lãnh đạo Vinashin bị xử lý hình sự, tập đoàn này bắt tay vào quá trình tái cơ cấu từ năm 2010. Ngày 21 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала