Việc Hàn Quốc từ chối xuất khẩu vũ khí cho các nước NATO là không có lợi

© Ảnh : CC BY-SA 2.0 kr/권순삼, 국방시민연대 (Defense Citizen Network) / K2 black pantherXe tăng chiến đấu K2 "Black Panther" của Hàn Quốc
Xe tăng chiến đấu K2 Black Panther của Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2023
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) – Việc Hàn Quốc từ chối xuất khẩu vũ khí sang các nước NATO là không có lợi, Seoul tiếp cận vấn đề này từ quan điểm lợi nhuận về kinh tế, ngược lại, Hàn Quốc có thể cần sự trợ giúp của NATO trong trường hợp CHDCND Triều Tiên có thể tấn công, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính trị, tiến sĩ khoa học quân sự Yang Wook nói.

"Hàn Quốc tiếp cận vấn đề này không phải từ quan điểm ý thức hệ, mà từ quan điểm kinh doanh. Và do đó, chúng tôi sẽ không có lý do gì để từ chối các nước NATO trong tương lai. Ngoài ra, bằng cách hợp tác với các nước NATO, chúng tôi trong trường hợp, chẳng hạn như có các cuộc tấn công của Triều Tiên - có cơ hội yêu cầu NATO trợ giúp", - chuyên gia này giải thích.

Quốc kỳ Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Hàn Quốc cấm xuất khẩu nguyên liệu chiến lược sang Nga

"Dành cho Quân đội Hàn Quốc"

Đồng thời, ông lưu ý rằng, với quy mô của các thỏa thuận được ký kết với Ba Lan về việc cung cấp vũ khí, khối lượng hợp tác quốc phòng với các nước NATO khác khó có thể tăng lên trong tương lai gần, vì quy mô hợp đồng với Warsaw là quá lớn, và thời gian đầu rất có thể cả vũ khí "dành cho quân đội Hàn Quốc" cũng được đem xuất sang đó.
Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với Ba Lan vào năm ngoái về việc cung cấp 980 xe tăng K-2, 648 pháo tự hành K-9 và 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50. Tổng cộng, hợp đồng giao hàng được lên kế hoạch với giá khoảng 14,5 tỷ đô la.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала