Ấn Độ ngày càng xích gần Việt Nam

CC BY-SA 3.0 / HoangTuanAnh / 07-HAIPHONG PORTCảng Hải Phòng, Việt Nam
Cảng Hải Phòng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Đăng ký
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và Ấn Độ đạt kỷ lục trên 15 tỷ USD. Khác với quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ không xem Việt Nam là đối thủ tiềm năng và ngày càng xích gần Hà Nội hơn.
Ở phương diện kinh tế, Việt Nam và Ấn Độ có thể tương trợ lẫn nhau. Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, trong khi Ấn Độ có nhiều ngành sản xuất truyền thống, lâu đời, thì Việt Nam lại là nước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rất nhanh và hiệu quả, do đó, hai nước ‘có lợi thế bổ sung cho nhau’.

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt mức kỷ lục

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho biết, trong năm 2022, tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt mức kỷ lục 15,05 tỷ USD tăng 13,6% so với năm 2021.
Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 7,96 tỷ USD, tăng 26,8% so với 6,28 tỷ USD năm 2021.
Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện có giá trị cao nhất với 1,52 tỷ USD, tăng 18,4% so với 1,29 tỷ USD trong năm 2021. Kế đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,03 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin về mức thương mại kỷ lục song phương Việt Nam - Ấn Độ, Tổng cục Hải quan và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho hay, trong các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, cà phê là mặt hàng có giá trị tăng cao nhất so với năm 2021, tăng tới 164,7% từ 21,69 triệu USD năm 2021 lên 57,40 triệu USD năm 2022.
Tiếp theo là sắt thép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD năm 2021 lên 171,10 triệu USD năm 2022; mặt hàng giày dép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD lên 223,35 triệu USD năm 2022.
Mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 76,5% từ 98,18 triệu USD xuống còn 23,04 triệu USD, tiếp theo là than đá giảm 46,4% từ 14,31 triệu USD trong năm 2021 xuống còn 7,68 triệu USD trong năm 2022.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2022 đạt gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tương đương 1,522 triệu USD.
Tiếp đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,034 triệu USD chiếm 13% tỷ trọng; và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 804 triệu USD chiếm 10,10% tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ.

Việt Nam nhập khẩu nhiều sắt thép, linh kiện, phụ tùng từ Ấn Độ

Ở chiều ngược lại, tổng giá trị nhập khẩu từ Ấn Độ trong năm 2022 đạt giá trị 7,09 tỷ USD tăng 1,8% so với 6,96 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu sắt thép các loại đạt giá trị cao nhất đạt 774,68 triệu USD.

“Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu đã giảm mạnh so với năm 2021, giảm 44,6% so với 1,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước”, Thương vụ cho hay.

Nhóm hàng nhập khẩu máy móc thiết bị, công cụ, phụ tùng khác đứng thứ hai đạt 549,31 triệu USD, tăng 28,3% so với 428 triệu USD năm 2021; nhập khẩu kim loại thường khác đạt 515 triệu USD tăng 26,3% so với 428 triệu USD trong năm 2021.
Đáng chú ý, nhập khẩu lúa mì tăng trưởng mạnh hơn 1700% đạt 27,21 triệu USD so với 1,46 triệu USD năm 2021, lên trong năm 2022. Đặc biệt, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại tăng 181,1% đạt 35 triệu USD năm 2022 so với 12,46 triệu USD trong năm 2021; nhập khẩu hàng rau quả tăng 80% đạt 53,45 triệu USD so với 29,72 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Xét về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, cơ quan chức năng cho biết, mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2022 là sắt thép các loại, chiếm 11% tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp theo ngành hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 7,75% tỷ trọng; tiếp đến mặt hàng kim loại thường chiếm 7,3%.
Nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện từ và linh kiện giảm mạnh, tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2022 chỉ đạt 37,3 triệu USD, giảm 53,3% so với 79,9 triệu USD năm 2021; nhập khẩu giấy các loại giảm 50,4%; nhập khẩu sắt thép các loại giảm 44,6%.

Ấn Độ không coi Việt Nam là đối thủ mà ngày càng xích gần nhau

Khác với những xung đột căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ nhìn thấy ở Việt Nam triển vọng tốt đẹp của một đối tác năng động và đáng tin cậy.
Theo đánh giá của tạp chí Công Thương, cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương Việt Nam, mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Ấn Ấn Độ không phải đối đầu, cạnh tranh mà mang tính bổ sung cho nhau. Theo đó, Ấn Độ có nhiều ngành sản xuất truyền thống, lâu đời, còn Việt Nam là nước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất rất nhanh và hiệu quả, nên hai nước có lợi thế bổ sung cho nhau.
Hoặc như, Ấn Độ là nơi sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu quan trọng, Việt Nam có nhu cầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
Tiếp đó, Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng hàng đầu đối với một số ngành của Việt Nam như thủy sản, dệt may, da giày, dược phẩm. Nhà chức trách cũng nhìn nhận rằng, Ấn Độ là một thị trường lớn với dân số khoảng 1,4 tỷ người, nhu cầu thị trường phong phú, đa dạng nằm ở nhiều phân khúc khách hàng… là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, trong cuộc trao đổi với TTXVN vừa qua khẳng định rằng, còn nhiều dư địa để Ấn Độ và Việt Nam đẩy mạnh và có những bước tiến quan trọng trong hợp tác song phương trong thời gian tới. Ông Arya lạc quan về tương lai tươi sáng của quan hệ song phương và cho biết cùng với nền tảng vững chắc từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hai nước có những mô hình kinh tế bổ sung và kinh nghiệm để chia sẻ với nhau.
“Ấn Độ và Việt Nam có triển vọng “rất tươi sáng” để mở rộng quan hệ”, Đại sứ nói và cho hay, năm tới, hai bên sẽ xem xét ba hoặc bốn trụ cột của mối quan hệ đã được thiết lập tốt đẹp của chúng ta, bao gồm thương mại và đầu tư, quốc phòng và an ninh, và giao lưu nhân dân.
Nhà ngoại giao Ấn Độ nhắc lại, mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Ấn Độ bắt nguồn trên nền tảng chính trị bền vững, tin tưởng, tinh thần đoàn kết, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Theo Đại sứ, nếu nhìn vào thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các chỉ số kinh tế khác của cả hai nước, thì Ấn Độ và Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do đó, có rất nhiều cơ hội để cả hai nước tăng cường hợp tác thương mại, kinh doanh và đầu tư, liên doanh và trong nhiều lĩnh vực liên quan khác như là nông nghiệp, chế biến thực phẩm, năng lượng.
Logo của Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2023
‘Đại bản doanh’ của Apple, Samsung: Ấn Độ không muốn thua Việt Nam
Hà Nội cùng New Delhi cũng có thể tập trung xem xét khả năng hợp tác trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ số, công nghệ tài chính (Fintech), thăm dò dầu khí, công nghệ quốc phòng và vận tải biển.
Ông Arya khẳng định, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được là vô cùng ấn tượng.
“Tôi cho rằng câu chuyện tăng trưởng và những thành tựu kinh tế của Việt Nam đang thực sự tạo nên làn sóng trên khắp thế giới”, Đại sứ Sandeep Arya vui mừng nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала