Lộ thông thì tiền sẽ thông

© Ảnh : Dương Giang – TTXVNThi công xuyên Tết cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45
Thi công xuyên Tết cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45 - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Đăng ký
Chưa bao giờ ngành giao thông Việt Nam được quan tâm đặc biệt như hiện nay. Điều này có ý nghĩa lớn bởi vì "lộ thông thì tiền sẽ thông".
Ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới Quý Mão, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã thực hiện chuyến công du dày đặc kiểm tra, đôn đốc triển khai các công trình, dự án giao thông trọng điểm quốc gia.

Chuyến công du dày đặc đầu năm của Thủ tướng Việt Nam

Hôm 26/1 (tức mùng Năm Tết), người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Nha Trang - Cam Lâm. Ông cũng dự lễ ra quân triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn của tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công cầu Mỹ Thuận 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công cầu Mỹ Thuận 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công cầu Mỹ Thuận 2
Hôm 27/1, Thủ tướng Việt Nam đã kiểm tra thực địa Dự án vành đai 4 Thủ đô Hà Nội. Ban chỉ đạo triển khai dự án này của Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh đề xuất với Thủ tướng việc mở rộng 3 cầu khi triển khai vành đai 4. Tại đây, ông Phạm Minh Chính đã yêu cầu ba địa phương nói trên đồng loạt khởi công vành đai 4 vào tháng 6/2023 để có thể hoàn thành dự án vào năm 2025 (Dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112,8km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng mức đầu tư sơ bộ 85.800 tỷ đồng. Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, khởi công tháng 6/2023, dự kiến hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027).
Sáng 28/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra các dự án cao tốc thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1: Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Diễn Châu - Bãi Vọt. Tại các nơi kiểm tra, ông Phạm Minh Chính đã biểu dương những cố gắng, nỗ lực của các nhà thầu, cán bộ, công nhân. Họ đã làm xuyên Tết để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao việc nhiều đoạn đã hoàn thành sớm hơn 3 tháng, đã thông tuyến và chuẩn bị khai thác.
Chiều 29/1, Người lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cùng đoàn công tác Chính phủ đã kiểm tra tiến độ dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Ông đã đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hơn 8 km dự án 1A thuộc Vành đai 3 TP HCM vào tháng 4/2025, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch (Dự án 1A dài 8,2 km, là một thành phần của Vành đai 3, kết nối từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP HCM). Dự án được khởi công tháng 9/2022, tổng vốn đầu tư hơn 6.900 tỷ đồng, theo kế hoạch phải hoàn thành vào tháng 9/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ ra quân triển khai dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Việt Nam chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
“Vành đai 3 khi đưa vào khai thác chắc chắn sẽ tạo đột phá lớn trong kết nối giao thông liên vùng Đông Nam Bộ, tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển kinh tế, sản xuất, thương mại của cả khu vực”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa phát biểu với Sputnik.
Sau hai ngày kiểm tra tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ, ngày 30/1, Thủ tướng Việt Nam tiếp tục chương trình kiểm tra, thúc đẩy tiến độ và xử lý vướng mắc cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như động viên các lực lượng thi công dự án. Đó là dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 tại tỉnh Tiền Giang; dự án Cần Thơ - Hậu Giang thuộc dự án Cần Thơ - Cà Mau trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 tại tỉnh Hậu Giang.
Tại buổi làm việc cùng các tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) vào chiều 30/1, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu hoàn thành thủ tục, khởi công đồng loạt các dự án còn lại chậm nhất vào giữa năm nay để đến 2026 miền Tây phải có 544 km cao tốc
“Miền Tây có sản lượng nông nghiệp, ngư nghiệp rất lớn. Việc có thêm các tuyến cao tốc nối các tỉnh của khu vực này sẽ tạo thông thương hàng hoá nhanh, sẽ tạo đà phát triển kinh tế nhanh và cuộc sống của dân khu vực đồng bằng sông Cửu long sẽ tốt hơn lên”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc phát triển hạ tầng giao thông ở miền Tây, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người thuận lợi hơn; giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản vùng này.

Chưa bao giờ ngành giao thông Việt Nam được quan tâm đặc biệt như hiện nay

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong năm 2022, 21 dự án giao thông quan trọng của đất nước đã được hoàn thành, đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn, nhanh chóng của người dân và góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đó là các dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn; Nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội-TPHCM và 17 dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ.
Năm 2023, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều dự án giao thông, trong đó không thể không nhấn mạnh 5 dự án giao thông trọng điểm quốc gia: Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội; vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ. Những dự án này được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá, nâng cao năng lực vận chuyển, hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế và tháo gỡ những hạn chế về hạ tầng giao thông hiện nay.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2022
“Siêu” dự án đường sắt tốc độ cao – cuộc cách mạng đối với giao thông, kinh tế Việt Nam
Đây là những dự án có ý nghĩa cấp bách, đặc biệt quan trọng là dự án Đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh kết nối vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Khu vực này mang lại gần 40% tổng thu ngân sách của cả nước. Dự án Đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội kết nối Hà Nội với vùng đồng bằng Bắc Bộ và các vùng động lực tăng trưởng của miền Bắc”, - . TS kinh tế Lê Xuân Hòa nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Theo các chuyên gia, chưa bao giờ ngành giao thông Việt Nam được quan tâm đặc biệt như hiện nay. Điều này có ý nghĩa lớn bởi vì “lộ thông thì tiền sẽ thông”. Giao thông thuận tiện sẽ thúc đẩy giao thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân. Giao thông thuận tiện thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư. Giao thông thuận tiện giúp giảm chi phí logistics, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nước ngoài. Giao thông thuận tiện thì mới phát triển tốt được kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала