Việt Nam: Bộ Tài chính đã biết việc khách hàng bị lừa mua trái phiếu

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpQuốc hội họp thảo luận về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương
Quốc hội họp thảo luận về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Đăng ký
Bản thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thẳng thắn thừa nhận, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thời gian qua đã có một số ít các doanh nghiệp lợi dụng để lừa dối khách hàng, vi phạm trong quá trình phát hành trái phiếu.
Với tình hình như thế, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu cho chính phủ hoàn thiện pháp luật bằng giải pháp ban hành Nghị định 65 để làm minh bạch hơn, phân định gói trách nhiệm rõ ràng hơn để đảm bảo thị trường được vận hành minh bạch, đảm bảo trách nhiệm của các nhà phát hành và nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư.
Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục nỗ lực ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, đồng thời, phấn đấu nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

"Một số ít các doanh nghiệp lợi dụng để lừa dối khách hàng"

Phát biểu trong Talkshow Phố Tài chính của VTV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ thẳng thắn về những trọng tâm cần chú ý của ngành tài chính.
Trong đó không chỉ là cân bằng chính sách tài khoán, tiền tệ, mà còn là gỡ khó cho thị trường vốn, xử lý nghiêm minh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Phớc đánh giá, về thị trường chứng khoán, đây là kênh huy động vốn trung và dài hạn hết sức quan trọng cho nền kinh tế. Vì vậy ổn định và phát triển thị trường này là một giải pháp hết sức quan trọng để cùng với các tổ chức tín dụng đảm bảo nguồn vốn cho nền kinh tế.
Thị trường gồm có thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh. Đảm bảo cho 3 thị trường này hoạt động một cách minh bạch, đúng đắn, hiệu quả thì sẽ đảm bảo thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.

"Trong thời gian vừa qua chúng tôi cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có một số ít các doanh nghiệp lợi dụng để lừa dối khách hàng, vi phạm trong quá trình phát hành trái phiếu", - Bộ trưởng Tài chính thẳng thắn nói.

Phát biểu này của tư lệnh ngành tài chính cho thấy, thời gian qua, Bộ Tài chính đã nắm được việc có hiện tượng một số ít doanh nghiệp lợi dụng để lừa dối khách hàng trong lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu cho chính phủ hoàn thiện pháp luật bằng giải pháp ban hành Nghị định 65 để làm minh bạch hơn, phân định gói trách nhiệm rõ ràng hơn để đảm bảo thị trường được vận hành minh bạch, đảm bảo trách nhiệm của các nhà phát hành và nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư.
Khi Nghị định 65 được ban hành, có một số khó khăn và vướng mắc xuất hiện trong thực tiễn. Đối với lĩnh vực của thị trường chứng khoán, ông Phớc cho hay, ngành tài chính thực hiện sàn giao dịch về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành một sàn giao dịch riêng, đồng thời thực hiện các sàn của HoSE để tránh nghẽn mạch và đảm bảo tốt nhất cho quá trình giao dịch trên thị trường chứng khoán; đảm bảo minh bạch, đảm bảo chính xác để thực hiện một cách tốt nhất và giảm được chi phí cho người dân, cho doanh nghiệp và cho cả các cơ quan Nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua trí tuệ nhân tạo AI.
"Chúng tôi sẽ luôn luôn cố gắng để ngành tài chính vẫn luôn là ngành đứng đầu trong chuyển đổi số", - Bộ trưởng nói.
 Giấy tờ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo mang tính "bước ngoặt" với thị trường trái phiếu

Ổn định thị trường chứng khoán, thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp

Bộ trưởng cho hay, năm 2022, chúng ta đã chiến thắng đại dịch và bắt đầu phục hồi kinh tế, thu được những thắng lợi hết sức toàn diện, to lớn. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,02%, CPI đạt 3,41%, nợ công khoảng 40%, tức là thấp so với mức cảnh báo và so với mức tối đa được Quốc hội giao cho là 60%. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, xuất siêu trên 11 tỷ USD và là một trong những năm có mức xuất siêu lớn nhất.
Ông Phớc nhấn mạnh chính sách tài khóa là thành công, thu ngân sách đạt được 1.803.000 tỷ, vượt 27,76% so với dự toán và vượt 14% so với năm 2021.
"Đây cũng là năm đầu tiên trong lịch sử có bội thu ngân sách vì dự toán chi ngân sách của năm 2022 chỉ 1.784.000 tỷ", - Bộ trưởng vui mừng chia sẻ.
Đồng thời, năm 2022 cũng là năm thực hiện phục hồi kinh tế và đưa vào gói phục hồi kinh tế 347.000 tỷ theo nghị quyết 43 của Quốc hội. Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư công và chuyển đổi số một cách mạnh mẽ.
Người đứng đầu Bộ Tài chính nhấn mạnh, năm 2023, trọng tâm vẫn sẽ tiếp tục thực hiện tốt chính sách tài khóa, phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách hợp lý nhất và hiệu quả nhất.
"Ngành tài chính sẽ tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để ổn định thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường bảo hiểm và đảm bảo quản lý tài chính ngân sách, tài sản công một cách tốt nhất”, - Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh.
Năm 2023, Bộ vẫn đề xuất với Chính phủ thực hiện chính sách gia hạn và kéo dài, giãn hoãn thời gian nộp thuế như chính sách đã thực hiện trong năm 2022. Đồng thời đề xuất với chính phủ và đã được chính phủ chấp thuận quyết định giảm 30% tiền thuế đất để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp. Thực hiện giảm thuế môi trường trong xăng dầu và một số khoản phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Cạnh đó, năm 2023 Bộ Tài chính cũng sẽ phải tập trung đẩy mạnh vấn đề giải ngân đầu tư công và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, vướng mắc về mặt pháp lý, về vấn đề dòng tiền, vướng mắc về các vấn đề khác để đảm bảo thúc đẩy phát triển, năng lực của doanh nghiệp tăng lên thì năng lực của nền kinh tế cũng sẽ đi lên.

Củng cố niềm tin nhà đầu tư và nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Phát biểu tại lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân 2023 chính thức diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hôm nay 31/1, bà Nguyễn Thị Việt Hà, quyền chủ tịch hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, cho biết năm 2022 thế giới xảy ra nhiều biến động phức tạp, khó lường, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ của các nước lớn được điều hành theo hướng thắt chặt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản.
Trong khi đó, tại Việt Nam, những vụ việc vi phạm pháp luật của một số cá nhân, tổ chức xảy ra trên thị trường chứng khoán cũng "ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư".
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, chỉ số VN-index dừng lại ở mốc 1.007 điểm, giảm hơn 52%. Giá trị vốn hóa cũng giảm hơn 31%. Giá trị giao dịch bình quân đạt 17.000 tỷ đồng/phiên, giảm gần 22%. Giá trị cổ phần đấu giá đạt 938 tỉ đồng, giảm hơn 43% so với năm liền trước.
Theo bà Hà, dù bị sụt giảm mạnh, nhưng xét về tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Đa số doanh nghiệp niêm yết đều hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng hơn 26.000 tỷ đồng trong năm vừa qua, đảo chiều so với mức bán ròng hơn 58.000 tỷ đồng ở năm liền trước.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho rằng, năm 2022 là một năm thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam khi chịu những tác động kép cả từ bên ngoài và bên trong.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2022
Chiến lược cải cách hệ thống thuế của Bộ Tài chính Việt Nam
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng thị trường vẫn giữ vững sự ổn định nhất định, vận hành an toàn và thông suốt. Hoạt động huy động vốn trên thị trường vẫn đạt mức cao, đa số doanh nghiệp niêm yết đều hoạt động ổn định và có lãi, sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Đối với năm 2023, bà Phương lưu ý, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị… trên thế giới tiếp tục được dự báo diễn biến phức tạp, khó lường, Ủy ban Chứng khoán, các sở giao dịch, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam kiên trì bám sát các mục tiêu trọng điểm trong năm 2023.
Thứ nhất, tiếp tục tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành, tạo điều kiện triển khai sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả.
Thứ hai là tăng cường giám sát, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm. Triển khai và hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ năm 2023. Tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường, hướng đến sự phát triển minh bạch và bền vững.
"Nỗ lực củng cố niềm tin của nhà đầu tư bằng cách phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư", - lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ.
Đồng thời tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn...
Đặc biệt, về nâng hạng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp các tổ chức quốc tế và chủ động đề xuất Bộ Tài chính tổ chức trao đổi với các bộ, ngành liên quan để thị trường chứng khoán Việt sớm được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала