Khả năng huỷ niêm yết cổ phiếu Vietnam Airlines

© Sputnik / Alexey KudenkoMáy bay của Vietnam Airlines
Máy bay của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
Đăng ký
Ngày 2/2, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có thông báo gửi đến Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã: HVN) lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, Vietnam Airlines báo lỗ năm thứ ba liên tiếp với tổng số lỗ lũy kế lên tới 34.199 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 10.199 tỷ đồng.

Vietnam Airlines bị lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu

Thông báo nêu rõ, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lũy kế năm là -10.452,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày cuối năm vừa qua -34.199,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu -10.199,2 tỷ đồng.
Theo quy định hiện hành, cổ phiếu của công ty đại chúng rơi vào trường hợp có thể bị hủy bỏ niêm yết khi “kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.
Vì vậy, với số liệu kinh doanh đã nêu trong báo cáo như trên, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM lưu ý Vietnam Airlines "về khả năng cổ phiếu HVN bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm".
Trước đó, ngày 1/6/2022, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng đã ra quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN.

Vietnam Airlines lỗ năm thứ ba liên tiếp

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của Vietnam Airlines cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 4 đạt 19.573 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao, HVN báo lỗ gộp 827 tỷ đồng, tăng so với con số lỗ của năm trước đó là 634 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng tăng gấp 3,6 lần lên 1.023 tỷ đồng, chủ yếu là lãi tiền vay tăng và lỗ chênh lệch tỷ giá 538 tỷ đồng.
Trong công ty kinh doanh liên kết, số tiền lỗ lên tới 65,8 tỷ đồng, chủ yếu là tăng các khoản lỗ tại Công ty mẹ, Pacific Airlines và Công ty dịch vụ mặt đất. Sau đi trừ đi các khoản chi phí khác, Vietnam Airlines báo lỗ sau thuế 2.585 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với quý 4/2021 và tăng nhẹ so với quý 3/2022.
Tính chung trong năm 2022, dù doanh thu đã tăng gấp 2,5 lần (đạt 70.500 tỷ đồng), Vietnam Airlines vẫn lỗ ròng 10.400 tỷ đồng. Có vẻ như, tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines vẫn u ám dù dịch bệnh Covid-19 đã đi qua và công ty cũng nhiều lần đưa ra các giải pháp cấp bách.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Vietnam Airlines báo lỗ lên tớichục nghìn tỷ đồng, giá trị lũy kế lỗ là 34.199 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines ghi nhận mức âm 10.199 tỷ đồng. Nợ phải trả lên tới 70.777 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chỉ còn 12.300 tỷ đồng, áp lực thanh khoản rất lớn dotiền mặt chỉ còn lại 3.400 tỷ đồng.

Khi nào cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy niêm yết?

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 120 tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Chứng khoán ngày 26/11/2019, có nội dung sau:
“Cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.
Trước đó, hồi tháng 9/2022 sau khi Vietnam Airlines có báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, HoSE đã lưu ý Hãng hàng không Quốc gia về khả năng cổ phiếu bị hủy niêm yết nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.
Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 của Vietnam Airlines cho biết, khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam, cũng như việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê.
Điều nàycho thấy sự tồn tại của những yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.
Người tị nạn Ukraina tại sân bay Warsaw trên đường đến Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
Vietnam Airlines huỷ 19 chuyến bay trong một ngày
Trước nguy cơ bị hủy niêm yết, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết phía công ty vẫn nỗ lực hết sức đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý.
Vietnam Airlines cho rằng, việc huỷ niêm yết chỉ thực hiện với các cổ phiếu xấu nhằm thanh lọc thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư.

“Song, Vietnam Airlines là trường hợp đặc biệt, việc lỗ, âm vốn chủ sở hữu “do khách quan”, cổ phiếu của hãng tốt, đang có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển; giá trị vốn hoá và tài sản lớn”, - đại diện Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала