Bác sĩ nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam phải thành thạo tiếng Việt

© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNCông bố Lệnh của Quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Công bố Lệnh của Quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.
Giới thiệu về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 điều, có một số điểm mới cơ bản như: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…
Luật đã bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá, cũng như công khai thông tin về chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Phường trong bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Chuyện gì đã xảy ra ở Bộ Y tế theo kết luận của Thanh tra Chính phủ?
Bổ sung quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, quy định cụ thể chính sách của nhà nước trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước. Trong đó Luật khẳng định "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao". Bổ sung quy định về các hình thức huy động nguồn lực, trong đó khẳng định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, tại Luật này cũng đã quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời quy định giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và có tích lũy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 17 BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Bộ Y tế muốn Chính phủ tăng "kịch khung" chế độ phụ cấp ngành y
Đáng chú ý, Luật cũng quy định người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo; áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tại họp báo, trước câu hỏi về Bộ Y tế có xây dựng các quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc bệnh viện, giám đốc bệnh viện có bắt buộc là bác sĩ hay không, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, giám đốc bệnh viện công bắt buộc phải là bác sĩ. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế, trong quá trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thì trong số các Phó giám đốc bệnh viện, phải có một người có bằng về kinh tế để quản lý về mặt kinh tế, đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư...

"Bộ Y tế cũng từng bước học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ ban ngành để chỉ đạo các bệnh viện dần hình thành ê-kíp lãnh đạo, ban giám đốc các bệnh viện đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала