Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô - hai đảng anh em có những điểm khác biệt cơ bản

© Sputnik / Vyacheslav Runov / Chuyển đến kho ảnhCố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Đăng ký
Ngày 03/02/1930 đã diễn ra sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại trong lịch sử Việt Nam - sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quá trình chuẩn bị cho sự kiện này đã bắt đầu khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh làm quen với những luận điểm của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đặc biệt sau khi Người lần đầu tiên đặt chân lên nước Nga Xô viết ngày 30/6/1923. Vào năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm một trăm năm sự kiện này, - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh - Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chuyến thăm Liên Xô

"Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần ghi nhận, chính tại Liên Xô ông đã bắt đầu nghiên cứu lý luận và thực hành chuẩn bị và tiến hành cách mạng. Chính tại Liên Xô, nơi mà trong thập niên 1920 và 1930, Hồ Chí Minh đã ở lại đây tổng cộng sáu năm rưỡi, tức là một phần mười hai cuộc đời mình, ông đã xây dựng chiến lược và sách lược đấu tranh cách mạng, tạo cơ sở cho một giai đoạn hoàn toàn mới trong sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mà cho đến lúc đó cuộc đấu tranh này đã được đặc trưng bởi một số cuộc nổi dậy không thành công", - Giáo sư Vladimir Kolotov nói.

Vào đầu thập niên 1930, Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản quốc tế. Các hoạt động của ông có tính chất thực tế rõ rệt. Thật vậy, vào mùa xuân năm 1925, sau chuyến thăm đầu tiên đến Liên Xô, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã được thành lập. Và ngay sau khi thành lập đảng đã bắt đầu Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Ở một số vùng của Việt Nam, luật lệ của chính quyền thuộc địa đã bị xóa bỏ, chia ruộng cho nông dân nghèo hoặc thiếu ruộng cày, quần chúng nhân dân đã làm chủ vận mệnh của mình. Trong suốt thời gian tồn tại, phong trào đã chứng tỏ rằng, sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Việt Nam gắn bó chặt chẽ với hệ tư tưởng cộng sản và đảng cộng sản. Phong trào này, cũng giống như cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, bị thực dân đàn áp dã man, nhưng, bất chấp đàn áp, Đảng Cộng sản lại trỗi dậy.

Những vấn đề vẫn rất cấp bách hiện nay

Giáo sư Kolotov nhấn mạnh, cần lưu ý rằng, các vấn đề này vẫn rất cấp bách hiện nay, khi chủ nghĩa thực dân mới đang ngóc đầu dậy, khi những khu vực trên thế giới như châu Phi, Nam Mỹ đang vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. Tất nhiên, những công nghệ đã được sử dụng ở Nga và Việt Nam gần 100 năm trước không còn phù hợp với ngày nay, nhưng, vấn đề chống chủ nghĩa thực dân vẫn rất cấp bách hiện nay. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản do ông sáng lập là một ví dụ về cách phát triển chiến lược và chiến thuật đấu tranh cách mạng phù hợp với điều kiện cụ thể của một quốc gia, trong trường hợp này là Việt Nam. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đẩy lùi những biểu hiện giáo điều, họ đã tiếp thu những đặc điểm của chiến lược, sách lược cách mạng quốc tế, những đặc điểm của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện Việt Nam, và đã cải tạo một cách sáng tạo những đặc điểm không phù hợp. Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đã cố gắng tránh được sự sùng bái cá nhân của Stalin và những cuộc đàn áp hàng loạt đối với những người được coi là kẻ thù của chế độ. Không giống như chính sách cải tổ do Gorbachev đưa ra đã kết thúc với sự sụp đổ của ĐCS Liên Xô và sự tan rã của Liên Xô, chính sách đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển đã đưa đất nước đến những thành công được cả thế giới công nhận.

Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô là ngôi sao chỉ đường cho cách mạng Việt Nam

Liên Xô và Đảng Cộng sản của nước này đã có đóng góp quan trọng vào việc chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính ở Liên Xô, vào những năm 20 và 30 của thế kỷ trước, các cơ quan như Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, Trường Quốc tế Lênin đã đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam có trình độ cao đã đến Matxcơva theo đề nghị của Hồ Chí Minh. Trong số đó có Trần Phú và Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Khánh Toàn, Ngô Gia Tự và Hà Huy Tập - khoảng sáu mươi người được trang bị lý thuyết đấu tranh cách mạng tiên tiến lúc bấy giờ chống thực dân. Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam mọi sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành thắng lợi cuộc Kháng chiến lần thứ nhất và lần thứ hai, để tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh.

ĐCSVN không lặp lại những sai lầm của ĐCS Lên Xô

"Tuy nhiên, ngoài các quá trình tích cực, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những hiện tượng tiêu cực. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo rằng, một trong những thời điểm nguy hiểm nhất trong cuộc đời của một đảng chính trị đã trở thành đảng cầm quyền là ý muốn thường nảy sinh theo thời gian để ngừng phát triển, tinh thần buông thả và tự mãn. Đây chính là những gì đã xảy ra với Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong mấy thập kỷ liền, các nhà lãnh đạo đảng chỉ muốn có cuộc sống bình lặng và không muốn chịu trách nhiệm về những sai lầm mà họ đã mắc phải", - Giáo sư Vladimir Kolotov nói.

Đội diễu hành của các vận động viên thể thao trên Quảng trường Đỏ trong lễ kỉ niệm lần thứ 50 cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Vĩ đại - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Vai trò của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

"Chiến dịch đốt lò đang trên đà phát triển tại Việt Nam. Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong đảng cũng như cả nước Việt Nam, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai. Hàng trăm cán bộ lãnh đạo các cấp đã thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ do uy tín giảm sút, có vi phạm, để nhường chỗ cho những người lương thiện có thể điều hành hiệu quả hơn quá trình Việt Nam hội nhập thế giới hiện đại phức tạp và bảo vệ lợi ích quốc gia. Vì vậy, trong một số trường hợp, Việt Nam không chỉ sao chép các giáo viên Liên Xô mà còn vượt qua họ. Đây là sự khác biệt cơ bản quan trọng nhất giữa trải nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước với những gì đã diễn ra ở giai đoạn cuối trước sự tan rã của Liên Xô", - Giáo sư Vladimir Kolotov nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала