Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

© AFP 2023 / Roslan RahmanBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Đăng ký
Chỉ 1 tháng trôi qua kể từ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Ferdinand Marcos tới Trung Quốc, nhưng đã có những nghi ngờ rằng các thỏa thuận đạt được sau đó giữa các nhà lãnh đạo của hai nước sẽ được thực hiện, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Marcos tới Bắc Kinh, các bên đã nhất trí phát triển hợp tác kinh tế, bao gồm trong lĩnh vực thăm dò và sản xuất dầu khí trên thềm Biển Đông. Chuyên gia của hai nước đã đàm phán về vấn đề này trong nhiều năm. Cơ sở cho các cuộc đàm phán là thỏa thuận giữa các công ty dầu mỏ của Philippines, Việt Nam và Trung Quốc về việc thăm dò khoáng sản chung, được ký năm 2005. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc vào năm ngoái đã đi đến bế tắc - các bên đã không đồng ý về phần lợi nhuận mà mỗi nước tham gia sẽ nhận được. Tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình và Marcos đã phát biểu ủng hộ việc tiếp tục đàm phán về việc sử dụng chung các mỏ dầu và khí đốt.
Tuy nhiên, Tòa án tối cao Philippines gần đây đã ra phán quyết rằng thỏa thuận ba bên năm 2005 là vi hiến vì nó cho phép các tập đoàn nước ngoài thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà nước tham gia vào việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên của Philippines mà không đưa ra các đảm bảo cần thiết.
Giàn khoan dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2023
Philippines bác thỏa thuận thăm dò dầu khí: Việt Nam khẳng định chủ quyền
Quyết định này của Tòa án Tối cao trước hết là đòn giáng mạnh vào uy tín của Ferdinand Marcos. Hóa ra Tổng thống Philippines hứa những gì ông không thể đảm bảo. Nhưng không kém phần quan trọng sẽ là những hậu quả đối với các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Philippines nói chung. Đại diện của Trung Quốc, cũng như đại diện của các quốc gia khác và các công ty đa quốc gia, dường như không muốn đầu tư vào một quốc gia có khung pháp lý không đáng tin cậy như vậy.
Thực tế là trong 18 năm, Tòa án Tối cao Philippines đã không xem xét thỏa thuận ba bên về việc tuân thủ hiến pháp của đất nước, nhưng giờ đây, sau chuyến thăm của Tổng thống Marcos tới Bắc Kinh, cho thấy đây là một phần trong kế hoạch nhằm thay đổi chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Philippines đối với Trung Quốc

Đồng minh với kẻ thù của Trung Quốc

Một sự kiện khác buộc chúng ta phải có cái nhìn mới về quan hệ ngày nay giữa Manila và Bắc Kinh đã xảy ra vào tuần trước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Philippines. Kết quả của các cuộc gặp gỡ của ông với các chính khách Philippines, bao gồm cả Tổng thống Ferdinand Marcos, là một thỏa thuận nhằm tăng số lượng địa điểm trên lãnh thổ quốc đảo cho phép quân nhân Hoa Kỳ tạm trú. Đây không phải là những căn cứ quân sự cổ điển của Hoa Kỳ, mà là những cơ sở riêng biệt trên lãnh thổ của các căn cứ quân sự hiện có của Philippines, nhờ đó quân đội Hoa Kỳ có cơ hội nghỉ ngơi và di dời, cất giữ một phần vũ khí, thiết bị, đạn dược, để đóng quân trong các cuộc diễn tập chung. Điều này được xác định bởi Thỏa thuận hợp tác quốc phòng mở rộng giữa Hoa Kỳ và Philippines, được ký kết vào năm 2014.
Trước đây, có 5 điểm như vậy, 4 điểm nữa đã được bổ sung. Đáng chú ý là sự mở rộng về phía bờ biển phía bắc, tức là nơi Philippines gần đảo Đài Loan nhất. Rõ ràng, trong lợi ích chiến lược hiện tại của Washington, cần phải có những cứ điểm gần Đài Loan hơn trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với CHND Trung Hoa vì một hòn đảo «ngang bướng». Và trong thời kỳ tương đối hòa bình (không có chiến tranh nóng), từ những căn cứ này, người Mỹ sẽ có thể liên tục theo dõi tàu chiến và máy bay của CHND Trung Hoa.
Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2022
Biển Đông
Philippines và Trung Quốc lập đường dây liên lạc trực tiếp để bình thường hóa tình hình ở Biển Đông
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức đánh giá các thỏa thuận Philippines-Mỹ này là phá hoại hòa bình và ổn định khu vực, là một giải pháp làm gia tăng mức độ căng thẳng ở Biển Đông.
Quyết định mở rộng hợp tác quân sự giữa Manila và Washington có định hướng chống Trung Quốc là điều không thể chối cãi. Cũng như thực tế phán quyết của Tòa án Hiến pháp trước hết sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với CHND Trung Hoa. Do đó đãn đến nghi ngờ về khả năng tồn tại của các thỏa thuận đạt được 1 tháng trước tại Bắc Kinh. Có phải Ferdinand Marcos đang đu dây một cách vụng về giữa Bắc Kinh và Washington, hay ông ta quá dễ dàng khuất phục trước áp lực từ các nhóm thân Mỹ truyền thống?
Rắc rối đối với người dân Philippines không phải là các đối tác nước ngoài giờ đây sẽ ít tin tưởng vào tổng thống của họ, mà là trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, những căn cứ quân sự nơi quân đội Hoa Kỳ đóng quân sẽ bị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ném bom và pháo kích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала