Đề nghị Bộ Công an điều tra vụ gửi tiền ở ngân hàng SCB thành mua bảo hiểm Manulife

© Ảnh : SCBNgân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2023
Đăng ký
Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính đã chuyển đơn tố cáo của hàng chục công dân khiếu nại về việc đi gửi tiền tại Ngân hàng SCB nhưng tiền tiết kiệm bỗng biến thành hợp đồng bảo hiểm Tâm An Đầu tư - Manulife tới C03, Bộ Công an để xem xét, giải quyết theo quy định.
Trước đó, nhiều người dân đã gửi đơn khiếu nại tới Cục Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước về tình trạng gửi tiết kiệm ở SCB bị biến thành bảo hiểm nhân thọ Tâm An Đầu tư của Manulife.

Gửi tiết kiệm tại SCB lại thành hợp đồng bảo hiểm Manulife: Chuyển Bộ Công an

Ngày 6 tháng 2, thông tin từ Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đã chuyển đơn khiếu nại của người dân về việc gửi tiền ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nhưng lại bị “hô biến” thành hợp đồng bảo hiểm Tâm An Đầu tư (Manulife).
Cụ thể, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị này vừa có phiếu chuyển đơn tố cáo gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an).
Theo đó, Bộ Tài chính xác nhận đã nhận được đơn tố cáo các công dân liên quan đến việc giới thiệu, tư vấn mua bảo hiểm của nhân viên Ngân hàng SCB (đại lý của Công ty TNHH Manulife Việt Nam).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2023
Việt Nam: Yêu cầu Ngân hàng SCB báo cáo vụ tiền gửi khách hàng thành bảo hiểm Manulife
Các đơn thư của người dân về vụ việc liên quan SCB và Manulife cùng tố giác việc đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm.
Người dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo, đồng thời buộc ngân hàng SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm.
“Căn cứ quy định của Luật Tố cáo, Nghị định 31/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Thông tư số 05/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, Bộ Tài chính chuyển đơn đến Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật và thông báo kết quả tới Bộ Tài chính”, - phiếu chuyển đơn của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

SCB và Manulife có dấu hiệu lừa khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm?

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, hồi tháng 1/2023, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật về kiến nghị của người dân phản ánh việc Bảo hiểm Manulife tổ chức mạng lưới bán bảo hiểm thông qua môi giới tại một ngân hàng.
Nêu trong văn bản gửi tới SCB, ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh thanh tra, Giám sát ngân hàng nhấn mạnh về việc đã nhận đơn thư của tập thể 33 khách hàng mua bảo hiểm Manulife qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB.
Người dân tố cáo việc Bảo hiểm Manulife tổ chức mạng lưới bán bảo hiểm thông qua môi giới tại SCB lạm dụng tín nhiệm, tư vấn và “có dấu hiệu đưa thông tin sai lệch lừa khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm”.
Theo đơn thư, nhiều khách hàng cho biết, họ bị phía SCB tư vấn sai lệch, không có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ, đồng thời, nhân viên tự ý kê khai, kể cả mức thu nhập hằng tháng, tình trạng sức khỏe.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2023
Lãi suất ngân hàng SCB cao nhất hệ thống, Ngân hàng Nhà nước sẽ dò động thái của Fed
Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ Điều 20 Thông tư số 05/2021/TT –TTCP ngày 1/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật; Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chuyển đơn của tập thể 33 khách hàng đến SCB xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Không chỉ giải trình với Ngân hàng Nhà nước, SCB cũng được yêu cầu phải trả lời tập thể 33 khách hàng và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN).

Tư vấn viên của SCB và Manulife bị tố lập lờ thông tin

Theo phản ánh của nhiều khách hàng có đơn thư tố cáo, việc gửi tiết kiệm bị nhân viên bảo hiểm tư vấn lập lờ thông tin.
Một khách hàng tên Diễm Trinh, khi đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB bị tư vấn viên lập lờ chuyển sang mua gói bảo hiểm Tâm An Đầu tư của Manulife thông tin với báo Tiền Phong cho biết, đã phải ròng rã đi đòi lại tiền gửi tiết kiệm nhưng không nhận được trả lời thỏa đáng từ các phía. Khẳng định với Tiền phong, chị Trinh cho biết, tư vấn viên của Ngân hàng SCB và Mannulife làm sai quy trình tư vấn cho khách hàng.
Đáng chú ý, nhiều khách hàng được nhân viên chăm sóc khách hàng của Ngân hàng SCB tư vấn bảo hiểm, sau đó người đứng tên ký hợp đồng là nhân viên bảo hiểm khác mà trước đó khách hàng không hề biết.
“Các tư vấn viên tự ý điền thông tin của khách hàng không đúng với thu nhập thực tế, khai khống con số và thậm chí giả mạo chữ ký của khách hàng trong một số giấy tờ. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bút tích để công ty đối chiếu hoặc làm giám định nét bút để chứng minh nhân viên của phía công ty đã sai ngay từ đầu”, - chị Trinh nhấn mạnh.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Việt Nam: Biến động nhân sự cấp cao tại SCB và hàng loạt ngân hàng
Trước đó, hồi tháng 11/2022, nhiều người dân cũng nêu bức xúc về việc nhân viên ngân hàng SCB mượn uy tín của ngân hàng để chào mời mua trái phiếu sai lệch và thiếu trung thực. Nhiều người mua trái phiếu sau khi vừa tất toán sổ tiết kiệm, được nhân viên của SCB tư vấn chuyển qua đầu tư trái phiếu.
Đối với các vấn đề nóng liên quan đến quyền lợi của người dân, UBND TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã yêu cầu SCB cầu cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng, ân cần, lịch sự và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân để hỗ trợ.
Theo đó, SCB tuyệt đối không được né tránh việc đối thoại với khách hàng, người dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала