Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ ra ‘điểm yếu’ của ChatGPT

© TTXVN - Nguyễn Xuân KhuÔng Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo tại buổi họp mặt.
Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo tại buổi họp mặt.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2023
Đăng ký
Sáng 7/2, Thành ủy, TP.HCM đã tổ chức buổi họp mặt, lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, xuất bản trên địa bàn thành phố.
Trong đó, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên đã đánh giá 2 mặt của ChatGPT, đặc biệt là "điểm yếu" khiến chatbot AI này khó thay thế được tính chuyên nghiệp, thái độ chính trị và tâm tư tình cảm của ngành báo.
Dự buổi họp mặt giao ban có cả hai lãnh đạo cao nhất của thành phố Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM.

Báo chí đồng hành cùng TP.HCM

Ngoài ra, còn có bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.
Tại buổi gặp mặt, đại diện của nhiều cơ quan báo chí đã chia sẻ những thách thức của hoạt động báo chí trong giai đoạn dịch bệnh và khó khăn chung của tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
Ý kiến các đại biểu, về cơ bản, chung nhận định rằng, trong thời đại công nghệ và truyền thông phát triển mạnh mẽ như hiện nay, báo chí đang có sự sụt giảm nghiêm trọng ở lĩnh vực báo in, trong khi đó, báo điện tử chịu sự cạnh tranh khốc liệt của mạng xã hội.
Tuy nhiên, thời gian qua, chính quyền TP.HCM luôn thể hiện sự quan tâm hỗ trợ và điều này giúp các cơ quan báo chí vững tin vượt qua khó khăn và tiếp tục thể hiện sứ mệnh của mình tốt hơn.
Bí thư Thành uỷ TP.HCM biểu dương và đánh giá cao hoạt động của các cơ quan báo chí trong năm 2022. Trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Văn Nên mong muốn báo chí sẽ tiếp tục bám sát chủ đề năm 2023 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
© TTXVN - Nguyễn Xuân KhuĐại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản phát biểu ý kiến tại buổi họp mặt.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản phát biểu ý kiến tại buổi họp mặt.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2023
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản phát biểu ý kiến tại buổi họp mặt.
Ông Lê Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM nhận định, năm 2022, báo chí thành phố tiếp tục thông tin đậm nét, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố cũng như ghi nhận nỗ lực của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch bệnh; nhiều tin bài tuyên truyền, thông tin về sự cần thiết, quá trình chuẩn bị dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội, về xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn TP.HCM.
Báo chí tiếp tục xây dựng các tuyến bài tuyên truyền về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, tổ chức nhiều loạt bài tuyên truyền việc tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị.
"Trong đó, báo chí nêu rõ vai trò của chính quyền thành phố quyết tâm đổi mới phương pháp làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo tinh thần phục vụ, góp phần tham gia sâu hơn vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách cho TP.HCM", - ông Sơn nhấn mạnh.
Các cơ quan báo chí tổ chức tuyến tin, bài, diễn đàn tham gia đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 gắn với tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; làm rõ các cơ sở để thành phố tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù trong thời gian tới để phát triển TP.HCM "vì cả nước, cùng cả nước" cùng với việc thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Lê Hồng Sơn mong muốn, năm 2023, các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố tập trung vào công tác tuyên truyền về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị. Tuyên truyền về các ngày lễ lớn của dân tộc và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Cùng với đó là tăng cường tuyên truyền, giới thiệu những kết quả phát triển kinh tế - xã hội thành phố, các sự kiện nổi bật; kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Đảng bộ TP.HCM và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; các phong trào thi đua yêu nước.
Đặc biệt là phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước đặc biệt là các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới; chủ động tăng cường các tuyến tin, bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; thực hiện ngày càng có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội.
Theo ông Sơn, báo chí cần coi trọng việc giới thiệu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Журналистка с микрофонами - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Hội nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ vụ ô tô gắn phù hiệu cơ quan báo chí

Bí thư Nên nói về điểm mạnh, điểm yếu của ChatGPT

Phát biểu với báo chí, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã chia sẻ về ứng dụng ChatGPT đang "gây sốt" và được nhiều người nhắc tới thời gian qua trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
"Chúng ta đã nghe về từ ChatGPT, đó là bước đột phá về trí tuệ nhân tạo, đã và đang tạo nên làn sóng cực mạnh trên internet", - ông Nên nói và nhận định, mô hình này chắc chắn sẽ tác động hai mặt đến báo chí, xuất bản và toàn xã hội.
Xét về mặt tích cực, theo Bí thư Nên, ChatGPT sẽ buộc báo chí phải suy nghĩ, thúc giục báo chí phải cải tiến trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, áp dụng công nghệ mới trong cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
ChatGPT cũng đặt ra yêu cầu cho lĩnh vực báo chí cần giữ gìn độ tin cậy bằng chất lượng, tính minh bạch trong truyền thông, nghiên cứu và sáng tạo nhiều mô hình mới, phù hợp với thị trường, cộng đồng ngày càng thông minh và có nhiều sự lựa chọn trong tiếp cận thông tin.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định, ChatGPT không thể thay thế được quan điểm cá nhân, ý thức chính trị và tính chuyên nghiệp của người làm báo.
"Người làm báo cần phải nhanh hơn để chuyển tải thông tin, truyền cảm hứng cho cộng đồng", - ông Nên khuyến nghị và lưu ý thêm rằng, ChatGPT chỉ có thể trả lời theo khuôn mẫu, chứ không có cảm xúc giống như con người, không nắm bắt được tâm tư, tình cảm.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, cần phát huy tất cả những gì là điểm mạnh của con người để tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh. Cùng với đó, trong thế giới ngày nay, ai cũng cần có khả năng đáp ứng sự sáng tạo trước thử thách mới, nếu không sẽ bị tụt lùi. Vậy nên, người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM nêu rõ, với sự xuất hiện của ChatGPT và giai đoạn bùng nổ của công nghệ, nếu báo chí không đổi mới thì sẽ bị tụt hậu.

Báo chí còn chạy theo mạng xã hội, giật tít, câu view

Đối với năm 2023, Bí thư Nên mong đội ngũ báo chí cần sâu sát hơn, lăn xả vào cuộc sống của người dân.
Đồng thời, kịp thời phản ánh tình hình thực hiện cải cách hành chính trong tình hình mới với tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân, nói đi đôi với làm, xây dựng đô thị thông minh, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hiến kế cho chính quyền thành phố tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM đã chỉ ra thực tế rằng, số bài viết về thành tựu trong công tác xây dựng Đảng trên báo chí thành phố còn ít. Một số cơ quan báo chí còn tình trạng chạy theo mạng xã hội, khai thác quá đà, sử dụng thông tin, hình ảnh chưa phù hợp văn hóa, thuần phong mỹ tục.
Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo, định hướng về thông tin của các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí gây tác động tiêu cực trong dư luận.
Do đó, theo ông Nên, trong bối cảnh hiện nay, báo chí luôn phải đặt câu hỏi để có lời giải bằng hành động thiết thực và hiệu quả. Báo chí cần tận dụng hơn nữa ưu thế của mình để giữ vững vai trò, nhiệm vụ chính trị trọng yếu.
Bí thư Nên nhìn nhận TP.HCM đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, song cũng đang phải đối diện với những thử thách không hề nhỏ. Do đó, ông đề nghị các cơ quan, đơn vị cần đổi mới tổ chức truyền thông, cơ chế trao đổi, phối hợp truyền thông với báo chí nhằm tuyên truyền kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
"Người làm báo phải hết sức nhanh nhạy, cần thông tin thật nhanh, để ý Đảng lòng dân ngày càng thấu cảm và sâu sắc hơn, củng cố niềm tin vững chắc, giữ gìn uy tín, nghề nghiệp của người làm báo", - Bí thư Nên nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала