Lịch sử sẽ công bằng với Đại tá Bùi Văn Tùng về lời tuyên thệ đầu hàng của Dương Văn Minh

© Ảnh : Ảnh tư liệuÔng Bùi Văn Tùng (bên trái) - chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - cùng nhà báo Borries Gallasch (Đức) tại sân dinh Độc Lập, Sài Gòn trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu, chụp lại
Ông Bùi Văn Tùng (bên trái) - chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - cùng nhà báo Borries Gallasch (Đức) tại sân dinh Độc Lập, Sài Gòn trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu, chụp lại
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Đăng ký
Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 – quân đoàn 2, chứng nhân lịch sử ngày đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 của Việt Nam đã từ trần tại nhà riêng ngày 9/2, thọ 94 tuổi.
Đại tá Bùi Văn Tùng chính là người đã soạn thảo và đọc lời tuyên bố chấp nhận "đầu hàng không điều kiện" của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (VNCH) Dương Văn Minh vào ngày 30/04/1975.

Đại tá Bùi Văn Tùng qua đời

Đại tá Bùi Văn Tùng, chứng nhân lịch sử ngày đại thắng 30/04/1975 của Việt Nam, người cùng với Trung tướng Phạm Xuân Thệ gắn liền với lời tuyên thệ đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) – Đại tướng Dương Văn Minh, vừa trút hơi thở cuối cùng hôm nay.
Ngày 9/2, thông tin từ gia đình cho biết đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 – quân đoàn 2, đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 3 giờ 10 phút ngày cùng ngày (nhằm ngày 19 tháng Giêng năm Qúy Mão), hưởng thọ 94 tuổi.
Trước đó, vì tuổi cao sức yếu, đại tá Bùi Văn Tùng đã không còn nói được từ khoảng 1 năm nay. Vài tháng trước, sức khỏe ông có dấu hiệu suy yếu, được gia đình tận tình chăm sóc và cầm cự cho đến nay.
Linh cữu đại tá Bùi Văn Tùng được quàn tại 162 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM. Lễ nhập quan vào lúc 12 giờ ngày 9/2. Lễ động quan sẽ diễn ra vào 6h15 ngày 12/2, sau đó đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Phúc An Viên, TP. Thủ Đức. Gia đình xin miễn chấp điếu.
Ngay trong sáng cùng ngày, cán bộ, chỉ huy Lữ đoàn 203 đã vào TP.HCM để chuẩn bị phúng viếng.

Đại tá Bùi Văn Tùng – chứng nhân lịch sử

Đại tá Bùi Văn Tùng sinh ngày 4/2/1930, quê quán tại TP. Đà Nẵng. Tháng 4/1975, ông là trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2.
Cùng với các đồng đội của mình, ông đã trực tiếp chứng kiến những diễn biến cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong ngày lịch sử 30/4/1975 tại dinh Độc Lập và Đài phát thanh Sài Gòn.
Tháng 3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã ban hành kết luận số 974-KL/QUTW, trong đó nêu rõ: trưa 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, đại úy Phạm Xuân Thệ (phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66) và các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 đã tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh.
Trong lúc văn bản đang được soạn thảo, trung tá Bùi Văn Tùng, khi đó là Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2, đã đến và cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo, hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh.
Nến - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Việt Nam: Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ qua đời

Người soạn lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng

Đặc biệt, ông Tùng chính là người đã soạn thảo lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Dù tranh cãi ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn vẫn tiếp tục.
Theo đó, Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh như sau:
"Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
Sau khi ông Minh đọc xong tuyên bố đầu hàng nói trên, Chính uỷ Bùi Văn Tùng đại diện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đọc tuyên bố chấp nhận đầu hàng:
"Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của Tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn".
Tuyên bố của trung tá Bùi Văn Tùng đã chính thức đánh dấu thời khắc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử.

"Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh", - Kết luận số 974 nêu.

Sau năm 1975, đại tá Bùi Văn Tùng tiếp tục giữ vị trí Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 đến năm 1980. Sau đó, ông làm giảng viên, cán bộ tại Học viện Quân sự cao cấp.
Từ năm 1983, đại tá Bùi Văn Tùng nghỉ hưu và tham gia công tác tại địa phương. Ông được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала