Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtHoạt động sản xuất công nghiệp trong một công ty tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Hoạt động sản xuất công nghiệp trong một công ty tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Đăng ký
Trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế Việt Nam trung bình đạt khoảng 5,29%/năm.
Kết quả này cho thấy năng suất lao động đã được cải thiện đáng kể và liên tục. Mặc dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp, ngay cả so với các nước trong khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia, Lào, Myanmar.

Năng suất lao động liên tục được nâng cao

Theo báo cáo "Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Thực trạng và giải pháp" do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp hiện đại, các quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu tăng năng suất lao động lên hàng đầu.
Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao năng suất lao động, qua đó cải thiện đáng kể năng suất lao động cả về giá trị lẫn tốc độ.
Năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).
Giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong đó năm 2012 có tốc độ tăng thấp nhất (3,17%) và năm 2015 đạt tốc độ tăng cao nhất (6,83%). Tính trung bình, trong giai đoạn này, tốc độ tăng năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam đạt 4,53%/năm.
Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng năng suất lao động từ năm 2016 đến năm 2019 đều đạt trên 6%, trong đó năm 2019 đạt tốc độ tăng cao nhất (6,62%). Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại, nhưng vẫn đạt gần 5%. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam đạt bình quân 6,05%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2011-2015 là 1,52 điểm phần trăm.
Tốc độ này cũng vượt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân hằng năm đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%".
Tính trung bình, trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế bình quân ước đạt 5,29%/năm. Kết quả này cho thấy sự thành công đáng ghi nhận của Việt Nam trong việc nỗ lực nâng cao năng suất lao động.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2023
Phương Tây cắt đơn hàng khiến ngành sản xuất Việt Nam suy giảm

Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp

Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê cho rằng, mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, nhất là là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippine.

"Năng suất lao động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 2,4 lần); Myanmar (1,6 lần); Lào (gấp 1,2 lần)", - Tổng cục Thống kê ghi nhận.

Với mục tiêu năng cao năng suất lao động, Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2016-2020 là phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30%-35%; năng suất lao động bình quân tăng khoảng 5%/năm.
Đặc biệt, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động như: Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương IV (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 04/02/2020 về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh hoàn thiện thể chế xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử…
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đôn đốc khẩn trương hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động của máy bốc dỡ vật liệu tại xí nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2023
“Trung tâm sản xuất mới của thế giới”: FDI đổ vào Việt Nam có thể đạt 38 tỷ USD

Lợi thế nhân công giá rẻ dần mất ưu thế

Tổng cục Thống kê đánh giá, lợi thế về nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ dần mất ưu thế, thay vào đó nguồn lực mới cho tăng trưởng là năng suất và chất lượng lao động, năng lực sáng tạo và tiềm lực khoa học công nghệ giải quyết bài toán về tăng năng suất lao động cần có chiến lược, giải pháp tổng thể để tạo chuyển biến đột phá.
Kiến nghị về cơ chế, chính sách, Tổng cục Thống kê đề xuất cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, có chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản tài chính đối với doanh nghiệp, chính sách tiền lương, tiền công, giáo dục, đào tạo.
Về phần doanh nghiệp, Tổng cục đánh giá, thực trạng năng suất lao động như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, hoàn thiện giá trị sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ.
Trong khi đó, người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn. Đây là yêu cầu tất yếu, nếu không đáp ứng được thì người lao động có thể bị đào thải, tụt hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала