Thảm sát Phong Nhị: Việt Nam muốn gác lại quá khứ, hướng tới tương lai

© Sputnik / Taras IvanovÔng Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam
Ông Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn những hành động thiết thực hướng đến kết quả tốt đẹp cho nhân dân hai nước Việt-Hàn. Đây là thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra tại họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 9/2 tại Hà Nội.
Liên quan đến câu hỏi về biện pháp pháp lý từ phía Việt Nam liên quan đến thông tin, một tòa án ở thủ đô Seoul ngày 7/2 đã yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho một nạn nhân trong vụ thảm sát tại làng Phong Nhất và Phong Nhị (Quảng Nam) năm 1968 do quân đội nước này gây ra khi tham chiến tại Việt Nam, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cho biết:

“Đây là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra cho nhân dân Việt Nam tại một số địa phương trong những năm cuối thế kỷ 20. Chúng tôi cũng quan tâm theo dõi phán quyết của Tòa án trung Seoul và cũng bảo vệ quyền lợi quan trọng chính đáng của công dân Việt Nam. Trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, Việt Nam mong muốn cùng với Hàn Quốc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Khuyến khích các hành động thiết thực, hiệu quả nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, hướng đến tình hữu nghị, kết quả tốt đẹp cho nhân dân hai nước Việt Nam - Hàn Quốc”.

Pháo phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng khỏi các trận ném bom của máy bay Mỹ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2023
Bài học lịch sử: Bất kỳ cuộc chiến tranh phá hoại nào rồi cũng sẽ thất bại
Trước đó, theo Yonhap News, phán quyết của Tòa án quận trung tâm ở thủ đô Seoul ngày 7/2 là lần đầu tiên một tòa Hàn Quốc yêu cầu chính phủ nước này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vụ thảm sát Phong Nhị ở tỉnh Quảng Nam vào năm 1968.
Trọng vụ thảm sát vào tháng 2/1968, khoảng 70 dân thường làng Phong Nhị đã bị các binh sĩ thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 2 của quân đội Hàn Quốc sát hại.
Vào năm 2020, bà Nguyễn Thị Thanh, một trong những người sống sót sau vụ thảm sát, nộp đơn kiện chính phủ Hàn Quốc tại tòa án nước này, yêu cầu nhận được khoản bồi thường trị giá khoảng 23.800 USD.
Tòa án ở thủ đô Seoul đã bác bỏ lập luận của chính phủ Hàn Quốc rằng nước này không thể bị kiện bởi một công dân Việt Nam, căn cứ vào một thỏa thuận trước đó.
Nguyễn Đức Choi, nhân chứng vụ thảm sát dân thường của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại cuộc họp báo về vụ bồi thường nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Thảm sát Phong Nhị, xin lỗi Việt Nam nhưng Hàn Quốc chối bồi thường nạn nhân chiến tranh
"Những văn kiện trên không có quyền lực pháp lý để ngăn cản một công dân Việt Nam đâm đơn kiện chính phủ Hàn Quốc", phán quyết cho biết.
Tòa án quận trung tâm thủ đô Seoul cũng bác bỏ lập luận rằng quân đội Hàn Quốc chưa bị chứng minh có liên quan đến vụ thảm sát tại làng Phong Nhị.
"Tòa công nhận rằng những thành viên trong gia đình của nguyên đơn đã bị sát hại và bà đã phải chịu nhiều vết thương do các hành động của lực lượng thủy quân lục chiến", phán quyết của tòa án nhận định, đồng thời gọi vụ thảm sát vào năm 1968 là một hành động "vi phạm rõ ràng quy định của pháp luật".

Hai người Việt mất tích trong vụ lật tàu cá Hàn Quốc

Cũng tại họp báo, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cũng cập nhật thông tin về tàu cá Hàn Quốc bị lật tại bờ biển phía Tây Nam Việt Nam khiến 2 người mất tích.
“Về vụ chìm tàu cá Hàn Quốc hiện chưa tìm thấy hai công dân mất tích. ĐSQ đã liên hệ với gia đình nạn nhân nhằm hỗ trợ các thủ tục tiếp theo. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ĐSQ Việt Nam tại Hàn Quốc sẵn sàng thực hiện mọi thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam”, ông Việt cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала