Hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản: Liệu Tokyo có sẵn sàng thay đổi vì G-7?

© Fotolia / govicinityCặp đồng tính nam
Cặp đồng tính nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2023
Đăng ký
Mới đây, bài phát biểu của Thủ tướng Kishida Fumio trước Quốc hội Nhật Bản đã trở thành vòng xoáy bê bối xì-căng-đan mới gắn với đánh giá về vai trò của các cá nhân LGBT trong cộng đồng xã hội của đất nước Mặt trời mọc. Liệu Chính phủ của nước này có thay đổi luật pháp trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Hiroshima?
Phe đối lập và phong trào LGBT phẫn nộ trước phát ngôn của Thủ tướng khi ông rằng trong trường hợp hôn nhân đồng giới được công nhận, «cộng đồng xã hội sẽ biến đổi không thể đảo ngược» (với hàm ý tiêu cực). Đối với một số nhà hoạt động đối lập những lời này có vẻ kỳ quặc, bởi trước đó Thủ tướng đã sa thải trợ lý của ông chính vì viên trợ lý đã buông ra nhận xét «vô tư» thiếu chuẩn mực về các cặp đôi đồng giới.

Thay đổi bảng giá trị?

Ngay từ tháng 6 năm 2022, Tòa án Osaka đã phán quyết rằng lệnh cấm kết hôn đồng giới không vi phạm Hiến pháp của đất nước. Tòa đưa ra quyết định như vậy đối với đơn kiện của 3 cặp đôi đồng giới đến từ tỉnh Kyoto và Kagawa.
Mặt khác, đã vài năm qua ở Nhật Bản có hơn 60 thành phố tiến hành cấp giấy chứng nhận cho các cặp đồng giới, xác định mối quan hệ của họ tương đương với hôn nhân «bình thường». Điều đó cho thấy thực tế đang diễn ra quá trình «chích ngừa» du nhập các giá trị phương Tây, nhưng vẫn gây khó khăn trong việc tiếp nhận không chỉ của cộng đồng xã hội mà còn của chính quyền.
Ông Oleg Kazakov nghiên cứu Nhật Bản chuyên về các tiến trình xã hội ở Nhật Bản cho rằng sự mâu thuẫn không nhất quán trong cách tiếp cận về vấn đề các đại diện LGBT là gắn với đặc điểm tâm lý và truyền thống của đất nước.
 LGBT - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
Mỹ sẽ treo cờ LGBT trên các căn cứ quân sự?

«Bất kỳ thay đổi về truyền thống: cách tiếp cận và cái nhìn về việc tạo lập gia đình của những người LGBT trong xã hội Nhật Bản vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm và nhức nhối. Điều đó gắn kết với những khía cạnh cụ thể của phép tư duy và luật pháp của đất nước. Do đó, bất kỳ câu hỏi nào về đề tài này đều dấy lên cuộc tranh biện nóng. Còn việc chuyển cuộc thảo luận này lên cấp độ chính trị, thì là chuyện khá tự nhiên hợp lý. Và ở Nhật Bản sẽ luôn diễn ra như thế, bởi cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ nước này khá khốc liệt gay gắt. Nhưng đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã tháo gỡ thành công những vấn đề phát sinh trước đảng này».

Theo nhãn quan ​​​​của ông Kazakov, đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đẩy bật và dập tắt mọi cuộc tấn công từ phe đối lập dưới hình thức những chủ đề công khai gay gắt mà các đối thủ của đảng cầm quyền khơi lên nhằm đổ lỗi cho chính giới.

LGBT - vấn đề nghiêm trọng hay là phương thức đánh lạc hướng chú ý khỏi thực trạng khó khăn kinh tế?

Năm 2023, Tokyo sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch nhóm G-7. Đồng thời, Nhật Bản là nước G7 duy nhất chưa công nhận hôn nhân đồng giới, vì thế áp lực của phe đối lập với đảng cầm quyền về chủ đề LGBT có thể tăng lên.
Đối tác của liên minh cầm quyền là đảngKomeito, đã kêu gọi Quốc hội thông qua luật thúc đẩy hiểu biết về các nhóm thiểu số tính dục trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Hiroshima vào tháng 5 này. Mặc dù theo hướng này thì Nhật Bản đã lùi một bước quan trọng vào năm 2021, khi có số lượng kỷ lục các vận động viên LGBT công khai tham dự Thế vận hội Tokyo: 142 nhà thể thao, vượt hơn số lượng vận động viên LGBT tham gia tất cả những Thế vận hội Mùa hè cộng lại.
Trong khi đó, chuyên gia Oleg Kazakov cho rằng nguyên nhân những thay đổi đáng kể trong việc thúc đẩy nhận thức xã hội về nhóm thiểu số tình dục có thể là do mục đích chính trị của đảng cầm quyền.
Biểu tình phản đối việc thông qua luật cấm tuyên truyền LGBT ở Hungary - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Ủy ban châu Âu đưa ra tối hậu thư cho Hungary về luật chống tuyên truyền đồng tính

«Nếu không có đề tài «hot» nào khác dành cho tranh luận xã hội, thì chủ đề về LGBT cũng có thể được nêu lên. Mặt khác, đây có thể là nỗ lực chủ ý nhằm đánh lạc hướng cư dân khỏi những chủ đề nghiêm trọng hơn và các vấn đề hiện thực đang nhức nhối nan giải: tăng giá, tình hình chính trị chung trên thế giới, vốn đang «giáng đòn» vào Nhật Bản. Trong đó có cả thực trạng quan hệ xấu đi với Nga. Còn LGBT là một trong những chủ đề được tung vào đời sống chính trị của cộng đồng Nhật Bản nhằm «pha loãng» những tiêu cực đậm đặc hơn (tức là đánh lạc hướng)».

Trong khi đó, vấn đề nan giải nhất của Nhật Bản lúc này, mà đích thân Thủ tướng Kishida xác định là cấp bách bức thiết nhất trong năm 2023, chính là thách đố nhân khẩu học. Các chuyên gia thậm chí còn lo ngại rằng việc không hành động hoặc không tháo gỡ vấn đề này sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia và tạo rủi ro kinh tế nghiêm trọng cho đất nước. Đồng thời, việc thúc đẩy hiểu biết và chấp nhận các nhóm thiểu số tình dục và hôn nhân đồng giới khó có thể góp phần vào giải pháp nhân khẩu học là gia tăng tỷ lệ sinh.
Dù sao chăng nữa, chủ đề LGBT vẫn nằm «bên lề sự chú ý» ngay cả từ phía các đối tác phương Tây. Rõ ràng họ không muốn áp đặt ý kiến ​​​​của mình với Tokyo về vấn đề này, không cản trở xây dựng chính sách quốc gia và khung pháp lý liên quan đến các nhóm thiểu số tình dục. Đáng chú ý là nhiều nước khác chỉ có thể mơ ước về sự kiềm chế và thấu hiểu như vậy, không hiếm khi phải đối mặt với áp lực độc đoán mạnh mẽ nhất từ ​​phương Tây trên vũ đài quốc tế, bao gồm cả chính sách đối với những thành viên LGBT trong cộng đồng xã hội chung.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала