Trung Đông: ‘Miền đất hứa’ hay ‘Địa ngục’ của lao động Việt?

© AP Photo / Kamran JebreiliGian hàng của Ả Rập Xê-út tại Triển lãm Toàn thế giới World Expo 2020 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Gian hàng của Ả Rập Xê-út tại Triển lãm Toàn thế giới World Expo 2020 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Yêu cầu thấp, không đòi hỏi trình độ cao, lương cao, không mất phí môi giới là những quảng cáo hấp dẫn về thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam tại một số nước Trung Đông như Ả rập Xê Út, Kuwait, Oman v.v. Nhưng liệu thực tế có đúng như hứa hẹn?

‘Thị trường phức tạp’

Đây là nhận định của giám đốc một công ty Việt Nam chuyên tư vấn, giới thiệu lao động trong nước đi làm việc tại các quốc gia Trung đông như Ả Rập Xê Út, Qatar, Oman, Kuwait. Chia sẻ với Sputnik, vị lãnh đạo này cho biết:

“Trước đây, các đơn hàng xuất khẩu lao động của chúng tôi sang Ả Rập Xê Út đều là thợ hàn (nam giới) và không gặp bất cứ vấn đề gì. Đối với các đơn hàng giúp việc là nữ, chúng tôi không nhận vì có nhiều yếu tố nhạy cảm và phức tạp”.

Yên Bái cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Lao động ngành nào, tỉnh nào có thu nhập bình quân cao nhất Việt Nam?
Cũng theo lãnh đạo công ty trên, sau dịch COVID-19 mọi đơn hàng xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Trung Đông cũng dừng lại. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do suy thoái kinh tế sau dịch bệnh và biến động địa chính trị trên thế giới.

“Thị trường Ả rập Xê Út ít đơn do kinh tế toàn cầu suy giảm. Hơn nữa, nhu cầu thợ hàn từ thị trường châu Âu như Đức, Ba Lan v.v. lớn, vì thế người lao động Việt Nam chọn đi thị trường này nhiều hơn”, giám đốc công ty trên cho biết.

Theo ghi nhận của Sputnik, các công ty tư vấn và giới thiệu lao động trong nước đi làm việc tại nước ngoài đều cho biết do khác biệt về văn hóa và tôn giáo (Đạo Hồi) cũng là rào cản đối với các đơn hàng xuất khẩu lao động tại Trung Đông.
Dự án Neom - thành phố thông minh của tương lai tại Ả Rập Saudi - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2023
Các triệu phú chọn Trung Đông và châu Á là điểm đến, Anh không còn là "tâm điểm" nữa
Một lý do nữa khiến thị trường Trung Đông trở nên kém hấp dẫn với lao động Việt Nam là tình trạng các vụ việc phát sinh liên quan đến lao động giúp việc tại đây. Nhiều người đã nghe lời “dụ dỗ” của các công ty môi giới “ma” sang làm việc tại các nước Trung Đông với điều kiện không đảm bảo.
Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trước đây đã có nhiều lần đưa ra cảnh báo cùng những giải pháp siết chặt quản lý với thị trường này và có những khuyến cáo với người lao động.
Khách du lịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Để giới nhà giàu Trung Đông chú ý đến Việt Nam

Ý kiến người trong cuộc

Chia sẻ với Sputnik, anh Nguyễn Văn Thắng, cựu thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết trước khi sang Nhật Bản làm việc, anh cũng từng tìm hiểu qua về thị trường lao động tại các nước Trung Đông. Anh cho biết:

“Trước khi sang Nhật Bản, tôi cũng tìm hiểu đi làm việc tại Ả rập Xê Út, Nga và Đức. So với tính chất công việc tại Ả rập Xê út, thì tại Nhật Bản cuộc sống và công việc sôi động hơn. Vì vậy tôi đã quyết định chọn Nhật Bản để làm việc”.

An Giang: Bắt giữ 40 người vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Việt Nam khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin trước khi xuất khẩu lao động
Anh Thắng cũng cho biết thêm, một số người bạn anh đã chọn Ả rập Xê Út là nơi làm việc.

“Bạn tôi làm bồi bàn tại Ả rập Xê út, hàng tháng cũng gửi được số tiền khá về cho gia đình do mức thu nhập của lao động ở đây cao hơn ở Nhật Bản. Bạn tôi cũng không gặp phải khó khăn gì trong khi làm việc. Sau nhiều năm làm việc tại đây, bạn tôi về Việt Nam và cũng xây được nhà”, anh Thắng chia sẻ.

Về các thông tin về người lao động Việt Nam bị bóc lột tại Trung Đông như báo chí đưa tin, anh Thắng cho rằng, một phần do bản thân người lao động chưa tìm hiểu kỹ công ty xuất nhập khẩu lao động mà mình đăng ký hoặc nơi tuyển dụng chưa giải thích rõ ràng cho người lao động.
Người lao động trong thời gian nghỉ giải lao ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2022
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo tinh vi lao động xuất khẩu nước ngoài
Theo anh, cũng có nhiều trường hợp công ty môi giới lao động lừa đảo và người lao động ở các tỉnh chưa tìm hiểu kỹ, dụ dỗ và sập bẫy.

“Tôi mong rằng, các bạn trẻ có mong muốn xuất khẩu lao động hay du học nước ngoài cần phải tìm hiểu kỹ hơn các nguồn thông tin chính thống và tin cậy. Đồng thời, các bạn cũng nên trau dồi kiến thức để khi về Việt Nam sẽ làm những công việc phù hợp hơn”, anh Thắng mong mỏi.

Được biết, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2023. Hiện có 5 Chương trình đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và CHLB Đức.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала