Ủy ban châu Âu đánh giá rủi ro trong dự báo tăng trưởng kinh tế của EU

© Flickr / bobLá cờ EU
Lá cờ EU - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng những rủi ro trong dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế EU phần lớn là cân bằng, trong khi trước đây người ta cho rằng chúng là bất lợi, Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni cho biết tại cuộc họp báo.
Ông Paolo Gentiloni nói: "Rủi ro được dự báo. Những giờ đây dường như phần lớn các rủi ro này đã được cân bằng. Các bạn biết rằng trong dự báo trước đây, chúng tôi luôn nói về những rủi ro suy giảm. Giờ đây, chúng tôi cho rằng chúng đã cân bằng trên diện rộng".
Trong dự báo kinh tế mùa đông mới vào ngày 13 tháng 2, Ủy ban châu Âu đã nâng ước tính tăng trưởng GDP thực tế ở Liên minh châu Âu cho năm hiện tại từ 0,3% lên 0,8% trong dự báo mùa thu trước đó. Kỳ vọng cho năm 2024 vẫn giữ nguyên - 1,6%.
Vào cuối năm 2022, GDP của Liên minh châu Âu tăng 3,5%, trong khi dự báo vào mùa thu, EC dự kiến là 3,3%. Ước tính tăng trưởng đã được nâng lên do một số diễn biến thuận lợi, bao gồm tồn kho khí đốt cao hơn và giá bán buôn khí đốt thấp hơn. Đồng thời, Ủy ban Châu Âu lưu ý trong thông cáo báo chí rằng sự không chắc chắn liên quan đến dự báo vẫn còn cao.
Nhu cầu trong nước có thể cao hơn dự báo nếu giá khí đốt bán buôn giảm gần đây tác động mạnh hơn đến giá tiêu dùng và chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn.
"Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng đảo ngược mùa thu này trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra", - EC lưu ý.
Nhu cầu bên ngoài cũng có thể mạnh hơn sau khi "Trung Quốc mở cửa trở lại", tuy nhiên, điều này có thể thúc đẩy lạm phát toàn cầu, bản thông cáo báo chi cho biết.
Cơ sở vật chất trên bờ của đường ống dẫn khí Nord Stream 2 ở Lublin, Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Chính trị gia Pháp nêu phương cách tránh "vụ tự sát kinh tế" của EU

Các vẫn đề chính

Ngoài ra, EC lưu ý rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với chi phí năng lượng cao và lạm phát cơ bản (lạm phát cơ bản không bao gồm tăng giá năng lượng và thực phẩm chưa qua chế biến) tiếp tục tăng trong tháng 1, làm giảm sức mua của các hộ gia đình.

"Khi áp lực lạm phát vẫn còn, việc thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục, gây áp lực lên hoạt động kinh doanh và làm chậm hoạt động đầu tư", - thông cáo của EC viết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала