Novaland của ông Bùi Thành Nhơn dẫn đầu về lượng trái phiếu đáo hạn năm 2023

© Ảnh : Quang ĐịnhNhiều doanh nghiệp bất động sản phải điều tiết lại tiến độ xây dựng do sức mua giảm.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải điều tiết lại tiến độ xây dựng do sức mua giảm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Đăng ký
Novaland, Saigon Glory và Bất động sản An Khang là 3 doanh nghiệp phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất trong năm nay 2023.
Trong 3 năm qua, Covid-19 và các vấn đề pháp lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án.
Những khó khăn dồn dập buộc các doanh nghiệp bất động sản phải “bám víu” vào việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để tăng sự chủ động về tài chính.

3 doanh nghiệp phải trả nợ trái phiếu nhiều nhất

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán VNDirect, trong quý IV năm 2022, trái phiếu phát hành riêng rẻ của nhóm bất động sản là 630 tỷ đồng.
Chỉ có 3 doanh nghiệp trong nhóm này phát hành trái phiếu riêng lẻ, bao gồm: CTCP Đầu tư Nam Long (500 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Đức Trung (100 tỷ đồng) và CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (30 tỷ đồng). Lãi suất phát hành tăng lên so với quý trước, đạt trung bình 12%/năm.
Tính chung trong cả năm 2022, giá trị phát hành riêng lẻ của nhóm bất động sản sụt giảm 79%, chỉ đạt 62.310 tỷ đồng, chiếm 23% tổng giá trị phát hành.
Các chuyên gia nhận định, bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ trọng trái phiếu đáo hạn lớn nhất năm 2023 với 37,6% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riếng lẻ (gần 273.000 tỷ đồng) trong năm, tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, 3 doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất năm nay là CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (14.476 tỷ đồng), CTCP Saigon Glory (7.000 tỷ đồng) và Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang (4.960 tỷ đồng).
Như vậy, Địa ốc No Va (tức Novaland) do ông Bùi Thành Nhơn là Chủ tịch HĐQT, là công ty bất động sản có giá trị trái phiếu đáo hạn cao nhất năm nay.
"Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản", báo cáo của VNDirect nêu.
Rộn ràng không khí Hội hoa xuân Tết Nhâm Dần tại Novaland Gallery - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Novaland kêu cứu, Bộ Xây dựng khuyên bán bớt dự án đi

Huy động vốn qua phát hành trái phiếu

Vừa qua, FiinRatings cũng đánh giá, các chủ đầu tư bất động sản buộc phải duy trì đủ dòng tiền cho các dự án (thường khoảng 3-5 năm, tùy thuộc quy mô) do đặc thù thâm dụng vốn. Khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này nhìn chung bị tác động khi dòng tiền suy giảm.
Trong 2 năm sắp tới, ngành bất động sản sẽ chịu gánh nặng đáo hạn trái phiếu lên tới 230.860 tỷ đồng, chiếm 35,2% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn toàn thị trường. Trong khi đó, các trái phiếu trên chủ yếu đều được phát hành với thời gian đáo hạn từ 3,5 năm trở xuống, khiến cho nhu cầu vay vốn để tái cấp vốn của ngành là rất lớn. Các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải dựa vào dòng tiền hiện có, hoặc tiếp cận các nguồn vay bên ngoài với rủi ro cao.
Trong bối cảnh thiếu vốn triển khai dự án khi doanh số sụt giảm, nhiều doanh nghiệp đã xem xét các phương án tái cơ cấu nợ như: gia hạn nợ, chuyển đổi gói vay với lãi suất mới; mua lại trái phiếu; trả nợ trái phiếu bằng bất động sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh bằng cách tập trung vào sản phẩm chủ lực, tinh giản bộ máy, cắt giảm nhân sự, tăng chiết khấu để kích cầu.
Trong 3 năm qua, Covid-19 và vấn đề pháp lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai dự án. Tâm lý lo lắng của nhà đầu tư và doanh nghiệp đối với các chính sách về đất đai, tài chính lẫn tín dụng đã khiến cho mọi hoạt động trong lĩnh vực bất động sản bị ngưng trệ, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn từ tiền trả trước của người mua nhà.
Thêm vào đó, nhiều quy định nhằm kiểm soát chặt tín dụng trong môi trường lãi suất tăng đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn khác thay thế và bù đắp cho các dự án. Từ đó, các doanh nghiệp bất động sản phải “bám víu” vào việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để tăng sự chủ động về tài chính.
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Novaland Bùi Thành Nhơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Ông Bùi Thành Nhơn trở lại ngồi “ghế nóng” Chủ tịch, Novaland tái cấu trúc
Có đến hơn 80% giá trị trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản phát hành trong giai đoạn này đến từ các doanh nghiệp chưa niêm yết - nhóm doanh nghiệp có sức khỏe tài chính ở mức yếu đáng báo động và đặc biệt là thiếu minh bạch, được thể hiện qua đòn bẩy tài chính.
Theo FiinRatings, nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu hiện ở mức 8,1 lần, trong khi các doanh nghiệp niêm yết chỉ ở 2,5 lần. Đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết thậm chí có thể còn cao hơn và rủi ro hơn nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала