Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam gánh nợ hơn 3 tỷ USD

© Depositphotos.com / agnormark.gmail.comKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Đăng ký
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hiện là một trong những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đang phải gánh khoản nợ khổng lồ đến hơn 74 nghìn tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 45 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù hoạt động kinh doanh không tốt, tập đoàn này vẫn chi đậm cho phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ trong nửa đầu năm 2022, Vinacomin đã chi tới gần 2,7 nghìn tỷ đồng cho hạng mục này.

Vinacomin gánh nợ ‘khủng’

Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu 2022 ghi nhận, Vinacomin có khoản nợ phải trả lên đến 74,4 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 44,4 nghìn tỷ đồng, nợ dài hạn là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinacomin cao gấp 1,6 lần vốn sở hữu.
Trong đó, hai khoản nợ lớn nhất là nợ bạn hàng (hơn 12,6 nghìn tỷ đồng) và vay thuê tài chính (hơn 30 nghìn tỷ đồng).
Với những khoản vay thuê tài chính, Vinacomin nợ ngắn hạn hơn 11,8 nghìn tỷ đồng và hơn 26,2 nghìn tỷ đồng vay dài hạn.
Do số tiền nợ vay lớn, Vinacomin phải trả tới 1,1 nghìn tỷ đồng lãi suất vốn vay trong nửa đầu năm 2022. Trung bình mỗi ngày, “đại gia” ngành than phải trả hơn 6,5 tỷ đồng tiền lãi.
Thời điểm giữa năm 2022, tổng tài sản của Vinacomin là hơn 120 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 48 nghìn tỷ đồng, tài sản dài hạn hơn 72 nghìn tỷ đồng.
Tài sản là tiền và tương đương tiền đạt hơn 7 nghìn đồng, chủ yếu được gửi ngân hàng. Doanh thu thuần đạt hơn 68,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt hơn 2 nghìn tỷ đồng và hơn 1,6 nghìn tỷ đồng.
Hiện công ty đang đầu tư tài chính vào 15 công ty liên doanh liên kết (nhiều nhất là 61 tỷ đồng, đầu tư vào doanh nghiệp kinh doanh Nhà và Hạ tầng) và 6 đơn vị khác với tổng số tiền hơn 4,2 nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến thời điểm 31/12/2020, công ty mẹ Vinacomin có các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên kết. Tuy nhiên, một số công ty con có kinh doanh thua lỗ và vẫn còn lỗ lũy kế.
Chẳng hạn: Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa lỗ 30,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 252 tỷ đồng, bằng 63% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê lỗ lũy kế là 21 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đồng Tả Phời lỗ 203,4 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 230,5 tỷ đồng, bằng 50,3% vốn điều lệ…
Đáng chú ý, một số đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính, phải đưa vào giám sát tài chính đặc biệt. Lấy ví dụ Công ty than Hà Lầm có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 2 năm liên tiếp cao hơn 10 lẫn mức quy định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN – EU lần thứ 10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2022
Bloomberg: Gói tài chính 15 tỉ USD giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào than có thể được ký hôm nay
Ngoài ra, một số đơn vị đầu tư vốn nhiều năm hiện đã tạm dừng hoạt động, gây ra rủi ro thu hồi vốn, như Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê…
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Vinacomin lập phương án, tiến hành sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, xử lý các vấn đề tài chính để có kế hoạch cổ phần hóa công ty mẹ - Vinacomin đảm bảo tính khả thi, hoàn thiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025.
Về vấn đề đầu tư vào các công ty con, Bộ Tài chính đánh giá, một số công ty con của Vinacomin cùng đầu tư vốn vào các công ty khác trong tổ hợp tập đoàn là chưa phù hợp với quy định.
Do đó, các công ty con cần thoái vốn để đảm bảo tái cơ cấu Vinacomin. Đồng thời, thực hiện trích lập, xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp theo đúng quy định.

Phí quản lý doanh nghiệp khổng lồ

Tính đến ngày 30/6/2022, lượng hàng tồn kho của Vinacomin đã lên đến hơn 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so hồi đầu năm.
Số hàng tồn này chủ yếu là than thành phẩm (chiếm hơn 11,4 nghìn tỷ đồng), nguyên vật liệu (hơn 2,5 nghìn tỷ đồng), chi phi sản xuất kinh doanh dở dang (hơn 4,3 nghìn tỷ đồng), hàng hóa (hơn 2,4 nghìn tỷ đồng).
Vinacomin còn đang có khoản phải thu lên đến hơn 12 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là phải thu ngắn hạn. Các con nợ lớn nhất là Công ty mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hơn 2,9 nghìn tỷ đồng), Formosa Hà Tĩnh (hơn 260 tỷ đồng), Nhiệt điện Mông Dương (hơn 657 tỷ đồng).
Thời điểm lập báo cáo, Vinacomin có hơn 270,8 tỷ đồng nợ khó đòi nhưng dự kiến chỉ thu hồi được 37,6 tỷ đồng. Các khoản nợ khó đòi của tập đoàn phần lớn đều quá hạn rất lâu, chỉ có hơn 7,3 tỷ đồng là nợ ngắn hạn từ 6-12 tháng. Còn lại hơn 194 tỷ đồng là nợ quá hạn trên 3 năm.
Việc chi dùng các phí quản lý doanh nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu ý. Chỉ trong nửa đầu năm, Vinacomin đã chi tới gần 2,7 nghìn tỷ đồng cho hạng mục này, trong khi phí cho bán hàng chỉ hết 2,3 nghìn tỷ đồng.
Trong số đó, có 2 khoản mục là chi phí dịch vụ mua ngoài lên đến hơn 193 tỷ đồng và chi phí khác bằng tiền hơn 925 tỷ đồng.
Để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, việc quản lý các phí doanh nghiệp phải hiệu quả. Việc Vinacomin để cho hai khoản chi phí trên tiêu tốn tới hơn 1,1 nghìn tỷ đồng là điều đáng băn khoăn. Trước đó, con số này của 6 tháng đầu năm 2021 cũng rất cao, lên đến hơn 1,11 nghìn tỷ đồng.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Buông lỏng lãnh đạo: Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam bị kỷ luật
Trong năm 2022, hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Vinacomin bị kỷ luật do thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát... để một số cá nhân, đơn vị vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư một số dự án, trong quản lý khai thác than, thậm chí một số bị xử lý hình sự.
Riêng ông Lê Minh Chuẩn bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng và hành chính, phải từ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала