Tròn 55 năm xảy ra vụ thảm sát Hà My: 37 người Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi

© Sputnik / Alexander Pogotov / Chuyển đến kho ảnh“Nến tưởng niệm”
“Nến tưởng niệm” - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 14/2, UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn đã tổ chức lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát tại xóm Tây – làng Hà My.
Tại đây, ông Kim Chang Sup, trưởng đoàn Quỹ Hòa bình Hàn-Việt, đã đọc thư xin lỗi trước dãy tên các thường dân bị thảm sát được khắc trên văn bia Hà My
"Tôi xin lỗi, chúng tôi xin lỗi các bạn, những người lòng lại quặn thắt mỗi khi xuân về, những người đã 55 năm mỗi sáng, chiều phải dâng những nén hương cho người thân đã mất", ông Kim Chang Sup nghẹn ngào.
Sau lời xin lỗi của ông Kim, các thành viên từ Hàn Quốc bước lên bục lễ rồi quỳ xuống trước các thân nhân vụ thảm sát Hà My.
Cách đây tròn 55 năm, vào ngày 24 tháng Giêng, năm Mậu Thân 1968, tại khu đất xóm Tây - làng Hà My thuộc xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) đã xảy ra một vụ sát hại tập thể. 135 người dân vô tội, trong đó chủ yếu là phụ nữ, trẻ em đã thiệt mạng.
Nguyễn Đức Choi, nhân chứng vụ thảm sát dân thường của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam, phát biểu tại cuộc họp báo về vụ bồi thường nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2022
Thảm sát Phong Nhị, xin lỗi Việt Nam nhưng Hàn Quốc chối bồi thường nạn nhân chiến tranh
Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm 55 năm ngày xảy ra vụ thảm sát tại xóm Tây – làng Hà My, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam chia sẻ, mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau thương mất mát và nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người còn sống sót của vụ thảm sát năm xưa thì vẫn còn đó.
Từ sau ngày giải phóng, quê hương thống nhất đất nước, theo nguyện vọng của nhân dân cũng như thân nhân của đồng bào bị sát hại, năm 2000, được sự hỗ trợ của phía Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc, cùng nguồn kinh phí của địa phương và sự đóng góp của bà con nhân dân, chính quyền địa phương đã xây dựng một Nhà bia để làm nơi tưởng niệm, hương khói, thăm viếng những người đã mất. Cũng từ đó, người làng cứ đến thời gian này sẽ cùng nhau chung tay làm mâm giỗ chung cho những nạn nhân.
Ông Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Thảm sát Phong Nhị: Việt Nam muốn gác lại quá khứ, hướng tới tương lai
Nhằm tưởng nhớ các nạn nhân, năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam đã công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Theo Tuổi Trẻ, trên văn bia có ghi, ngày 24 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, trong cuộc càn vào xóm Tây, lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã xả súng thảm sát 135 thường dân, đa phần là phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình đã bị xóa tên khỏi làng, nhiều đứa trẻ bỗng chốc bơ vơ, phải sống dựa vào hàng xóm.
Ngoài tưởng niệm vụ thảm sát Hà My, đoàn Quỹ Hòa bình Hàn-Việt còn trực tiếp thăm thân nhân các vụ thảm sát khác do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Quảng Nam và tặng học bổng cho học sinh nghèo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала