Xác định người thắng kẻ thua trong cuộc chiến quyền lực ở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

© Ảnh : Hòa BìnhNguyễn Công Phú
Nguyễn Công Phú  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Đăng ký
Với việc ông Nguyễn Công Phú xin rút khỏi Hội đồng Quản trị CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC), đã xác định được người thắng kẻ thua trong cuộc chiến quyền lực và giải quyết xung đột nội bộ HBC của ông Lê Viết Hải.
Đồng thời, Tập đoàn Hoà Bình cũng chấp thuận việc ông Nguyễn Công Phú ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT HBC là ông Lê Viết Hải tham dự, thảo luận, biểu quyết tại tất cả cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác liên quan đến HĐQT HBC.
Như vậy, với việc rút ra khỏi HĐQT Hòa Bình của ông Phú xem như chấm dứt những ồn ào của công ty này hồi đầu năm.

Ông Nguyễn Công Phú rời Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

Ngày 14/2/2023, HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HoSE: HBC) vừa công bố Nghị quyết Chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú kể từ ngày 13/2/2023.
Đồng thời, HĐQT cũng chấp nhận việc ông Phú uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải tham dự, thảo luận, biểu quyết tại tất cả cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác của HĐQT.
Hoà Bình cũng cho biết, đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Nguyễn Công Phú sẽ được cổ đông xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Quyết định này của HĐQT Tập đoàn Hoà Bình căn cứ trên đơn xin từ nhiệm của cá nhân ông Phú vào ngày 13/2 và căn cứ biên bản họp HĐQT của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ngày 11/2.
Đây là diễn biến mới nhất liên quan đến 'cuộc chiến vương quyền' tại Xây dựng Hòa Bình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc

Chuyện lùm xùm giữa ông Nguyễn Công Phú và ông Lê Viết Hải

Ông Nguyễn Công Phú tham gia vào HĐQT của Tập đoàn từ tháng 7/2021.
Trước quyết định ra đi của ông Phú, câu chuyện tại nội bộ Tập đoàn Hòa Bình đã “nóng” lên ngay những ngày cuối năm 2022.
Như Sputnik đã thông tin, hồi cuối tháng 12/2022, ông Lê Viết Hải, người sáng lập và cũng là Chủ tịch HĐQT đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và được chấp thuận từ ngày 1/1/2023.
Tập đoàn cũng đã có nghị quyết bầu ông Nguyễn Công Phú giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kể từ ngày 1/1/2023 và lên kế hoạch thành lập Hội đồng sáng lập giao ông Hải giữ vai trò Chủ tịch.
Tuy nhiên, sau khi phát sinh bất cập liên quan đến cơ chế hoạt động và vận hành của Hội đồng sáng lập, ông Hải đã rút đơn và muốn giữ lại chức vụ Chủ tịch.
Ngày 19/1, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP. HCM thông báo quyết định thi hành án buộc doanh nghiệp tạm dừng thi hành các Nghị quyết số 50, 51 và 53 cho đến khi vụ việc được giải quyết bằng quyết định hay phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Tập đoàn.
Trước lùm xùm này, HĐQT của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã có sự chia rẽ quyền lực sâu sắc. Có 4/8 thành viên HĐQT, gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine, tố ông Lê Viết Hải quản lý yếu kém đẩy doanh nghiệp vào "tình trạng khó khăn chưa từng có" và nợ nần.
Ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2023
Nóng: Ông Lê Viết Hải triệu tập Đại hội bất thường, sẽ có ‘biến’ lớn ở Xây dựng Hoà Bình?

Tập đoàn Hoà Bình báo lỗ lịch sử

Về hoạt động, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh muộn nhất trong kỳ kinh doanh quý IV/2022. Kinh doanh dưới giá vốn, trong khi doanh thu cũng giảm tới 16%, Công ty lỗ gộp từ hoạt động chính hơn 400 tỷ đồng.
Cùng đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt do trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Hoạt động tài chính cũng có kết quả tiêu cực do bán lỗ khoản đầu tư và chi phí lãi vay gấp đôi cùng kỳ.
Trong báo cáo tài chính quý IV/2022 vừa công bố mới đây, HBC chứng kiến kết quả kinh doanh tồi tệ nhất trong hơn 10 năm. Cụ thể, doanh thu thuần HBC đạt 3.218 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng do kinh doanh dưới giá vốn, công ty lỗ gộp 426 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên trong 13 năm qua, HBC lỗ gộp (lần gần nhất là quý II/2009 lỗ gộp 4 tỷ đồng).
Kết quý IV/2022, HBC báo lỗ trước thuế 1.215 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 47 tỷ đồng; lỗ sau thuế 1.202 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 19 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên kể từ quý II/2009 và là quý lỗ nặng nề nhất trong lịch sử HBC.
Kết quả tồi tệ của quý IV đã xóa sạch thành quả trong 3 quý trước đó của HBC. Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần đạt 14.122 tỷ đồng, tăng 24%, song lợi nhuận gộp chỉ đạt 258 tỷ đồng, giảm 69% so với năm trước.
Do quý IV ghi nhận doanh thu âm, nên doanh thu tài chính cả năm chỉ còn 158 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính lên tới 521 tỷ đồng (tăng 72%) và chi phí quản lý tới 939 tỷ đồng (tăng 2,3 lần).
Kết quả là HBC lỗ trước thuế 1.102 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 148 tỷ đồng; lỗ sau thuế 1.140 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 97 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử HBC lỗ sau thuế và lại lỗ rất đậm.
Trên thị trường, thị giá cổ phiếu HBC giảm nhẹ sau khi xảy ra lùm xùm nội bộ tại HBC từ ngày 31/12/2022 và giảm 25% kể từ thời điểm HĐQT của HBC chấp thuận thôi chức Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải.
Chốt phiên giao dịch hôm nay 14/2, thị giá cổ phiếu HBC đạt mức 8.600 đồng/cp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала