Lại nói về nước Nga trong khi Nga vắng mặt - chủ đề chính tại Hội nghị An ninh Munich

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhHội nghị an ninh Munich
Hội nghị an ninh Munich - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Đăng ký
Một trong những chủ đề chính tại Hội nghị An ninh Munich từ 17-19/02/2023 sẽ là tình hình ở Ukraina. Tuy nhiên, như Chủ tịch Hội nghị ông Christoph Heusgen nói với Reuters, các quan chức Nga không được mời tham dự sự kiện này bởi vì ban tổ chức không muốn “dành cơ hội để những kẻ chà đạp luật pháp quốc tế nói lên ý kiến tại Hội nghị”.
Tại Munich, tương lai của nước Nga sẽ được thảo luận "với các thủ lĩnh phe đối lập và những người bị trục xuất", theo Reuters.
Nga có cách nhìn nhận khác về sự việc. Đáp lại nhận xét của Heusgen, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, năm nay, cũng như những năm trước, phái đoàn Nga không thấy có lý do gì để tham gia Hội nghị Munich, vì sự kiện này không còn thu hút sự quan tâm của Matxcơva nữa – diễn đàn này đã trở thành một "sự kiện xuyên Đại Tây Dương thuần túy". Còn Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev lưu ý rằng, trong những năm gần đây, Hội nghị An ninh Munich đã hoàn toàn xuống cấp, và các nhà tổ chức ngại mời Nga tham dự vì họ không muốn nghe sự thật.

Hội nghị An ninh Munich phục vụ lợi ích của ai?

Được thành lập năm 1962, Hội nghị Munich đã hoạt động trong 30 năm đầu tiên như một diễn đàn để các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của các quốc gia NATO thảo luận về các vấn đề hợp tác chính trị-quân sự xuyên Đại Tây Dương. Kể từ những năm 1990, sau khi đại diện của Nga và các nước Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản bắt đầu tham gia diễn đàn, nó đã được đổi tên thành Hội nghị An ninh Munich. Tuy nhiên, bản chất của nó vẫn giữ nguyên. Đây vẫn là câu lạc bộ của các đồng minh NATO phát biểu như một mặt trận thống nhất, bằng chứng là danh sách những người được mời tham dự Hội nghị Munich năm 2023.
Trong số những người tham gia diễn đàn năm 2023 có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Theo dự kiến, Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba cũng sẽ có mặt tại Munich. Và thay vì những đại diện hợp pháp của nước Nga do người dân bầu ra, trong danh sách các khách mời sẽ có những đại diện của phe đối lập định cư ở nước ngoài, muốn xóa Nga khỏi bản đồ thế giới.
Hội nghị an ninh đã khai mạc ở Munich - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2020
Tại Hội nghị Munich, Hoa Kỳ cố gắng phân chia thế giới thành Tây và Đông
Trong cuộc phỏng của Sputnik, nhà khoa học chính trị Nga Dmitry Zhuravlev lưu ý rằng, một quyết định như vậy sẽ phá hủy nền tảng của chính hội nghị.
“Nếu bạn chỉ mời những người ủng hộ bạn, ý nghĩa của hội nghị sẽ biến mất. Mục tiêu của hội nghị là tổ chức cuộc thảo luận để đem đến một thỏa thuận chung. Và nếu bạn chỉ nghe những lời nói của chính mình, thì đâu là sự hiểu biết lẫn nhau, bạn thảo luận vấn đề với ai? Với chính mình? Cách này thật là thuận tiện hơn, nhưng đây là bệnh tâm thần phân liệt. Cách này không giúp giải quyết các vấn đề với thế giới bên ngoài”, - ông Zhuravlev nói.

Những cảnh báo của Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Hội nghị Muních năm 2007

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Munich năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, bất chấp những đảm bảo bằng lời nói, phương Tây không có ý định đạt thỏa thuận với Nga. Theo nhà lãnh đạo Nga, ý muốn của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ xây dựng một thế giới đơn cực là vô ích, vì một trật tự thế giới dân chủ, công bằng phải đảm bảo “an ninh và thịnh vượng không chỉ cho một vài quốc gia mà cho tất cả”. Tổng thống Putin nói, Nga muốn có quan hệ hữu nghị với phương Tây, nhưng, Nga muốn để phương Tây cũng tính đến lợi ích của Nga. Đại diện của các nước NATO và các đồng minh của họ, những người lắng nghe Vladimir Putin năm 2007, chỉ cười trước lời kêu gọi tôn trọng lợi ích của Nga trong bối cảnh an ninh toàn cầu. Theo ý kiến ​​​​của họ, một quốc gia - bên thua trận trong Chiến tranh Lạnh - không có quyền nói lên ý kiến của mình mà phải thực hiện mọi mệnh lệnh của " bên thắng trận". Tuy nhiên, Vladimir Putin không đùa khi kết thúc bài phát biểu ở Munich bằng câu:
“Nga là một nước có hơn một nghìn năm lịch sử, thực tế nước Nga đã luôn luôn tận dụng đặc quyền thực hiện chính sách đối ngoại độc lập. Ngày nay chúng tôi không có ý định thay đổi truyền thống này”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị lần thứ 43 về chính sách an ninh ở Munich - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2022
Hoa Kỳ có thừa nhận sai lầm khi coi thường lời phát biểu của Putin tại Munich?

Mục đích của Hội nghị Munich 2023 là gì?

Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich ông Christoph Heusgen không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng, hội nghị này là một diễn đàn đối thoại toàn cầu. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Đức Arnd Festerling, ông nhấn mạnh rằng, sẽ không có đại diện chính thức nào của Nga tại hội nghị. Mục tiêu chính của diễn đàn sẽ là "tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Putin", vì cho đến nay chỉ có EU, NATO và G7, cùng với Ukraina đang hoạt động như một mặt trận thống nhất chống lại Nga. Christoph Heusgen phàn nàn:
“Hai phần ba dân số thế giới sống ở các quốc gia duy trì quan điểm trung lập hoặc thân Nga”.
Theo ông, cư dân Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á vẫn chưa hiểu rằng họ cần phải sống theo các quy tắc được thiết lập ở trung tâm của nền dân chủ - Hoa Kỳ, để trở nên hạnh phúc như người Châu Âu. “Người châu Âu chúng tôi có thể coi mình là những người may mắn, bởi vì người Mỹ dưới sự lãnh đạo của Joe Biden đã và vẫn đứng về phía chúng tôi”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала