30 tỷ USD đang ‘chôn’ trong bất động sản, Chính phủ Việt Nam họp nóng

© Depositphotos.com / AoshivnThành Phố Hà Nội
Thành Phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Đăng ký
Theo kế hoạch, Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh sẽ đích thân do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vào ngày mai (17/2/2023).
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, đến cuối năm 2022, có gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có đến khoảng 30 tỷ USD đang ‘chôn’ trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ họp Hội nghị bất động sản

Sáng mai 17/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Cùng tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ngành và cơ quan liên quan.
Về phía doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đại diện các doanh nghiệp: Tập đoàn Vingroup, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA (Novaland), CTCP Hưng Thịnh Land, CTCP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.INVEST), CTCP Đầu tư IMG, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC Bình Dương).
Có thể nhận thấy, đây cũng chính là các doanh nghiệp chủ chốt nằm trong danh sách trên cũng đã tham dự Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 8/2 vừa qua, như Sputnik đã thông tin.
Tại cuộc họp, nhiều đề xuất được nêu ra đối với ngành ngân hàng như nới room cho vay bất động sản, giảm lãi suất, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, không nên phân biệt hệ số rủi ro,…
Chẳng hạn, Tổng Giám đốc CTCP Vinhomes (Mã: VHM) Phạm Thiếu Hoa đề xuất NHNN xem xét quy định hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn để giải phóng mặt bằng dự án đầu tư. Ông Hoa cũng đề nghị NHNN và các ngân hàng thương mại làm rõ các quy định, tháo gỡ các vướng mắt về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại các văn bản hướng dẫn.
“Các ngân hàng cần có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực bất động sản; bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý mang tính trọng điểm, tránh tình trạng cào bằng. Đồng thời, có biện pháp giảm dần lãi suất để hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và chủ đầu tư”, đại diện Vinhomes nói.
Trong khi đó, đại diện Novaland là bà Đỗ Thị Phương Lan kiến nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24 - 36 tháng. Bà Lan đề nghị NHNN, với vai trò lãnh đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, xem xét các giải pháp có thể giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với các trái chủ.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land Lê Trọng Khương đề nghị NHNN và các bộ ngành xem xét hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Khương, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư mới phát triển lành mạnh và nhà đầu tư trái phiếu mới quay trở lại thị trường.
“Trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại về việc các doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không,… Do đó, đề xuất NHNN nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ”, ông Khương kiến nghị.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, đại diện CTCP Phát triển Công nghiệp BW (BWID, công ty liên kết của Becamex IDC) cho biết, các ngân hàng đang thận trọng trong việc tài trợ vốn cho các hoạt động M&A, bao gồm chuyển nhượng vốn góp và mua cổ phần.
Đại diện BWID cho rằng, NHNN đã cấp tín dụng cho hoạt động mua dự án thì không nên hạn chế việc cho vay để góp vốn, mua cổ phần mà nên tập trung vào quản lý bản chất của các giao dịch.
BWID cũng kiến nghị làm rõ quy định về mục đích được phép vay nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp FDI giai đoạn tiền đầu tư trước khi có giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư, thường sử dụng những khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài. Tuy nhiên, dự thảo về Thông tư liên quan đến việc vay, trả nợ nước ngoài hiện đang hạn chế mục đích cho vay ngắn hạn đối với hoạt động đầu tư bất động sản.
Về mặt thủ tục hành chính, BWID cho biết đang gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy phép cũng như hoàn thành các thủ tục.
“Việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho của chúng tôi thường trong khoảng thời gian 12 – 18 tháng nhưng công ty cũng phải chuẩn bị một khoảng thời gian gần như tương ứng để chuẩn bị và có được các giấy phép”, đại diện BWID trình bày.
Như vậy, có thể thấy, ngoài vấn đề pháp lý đã được đề cập từ nhiều năm nay thì đa số kiến nghị của các doanh nghiệp tập trung vào nguồn vốn tín dụng.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2023
Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công an xử lý tin đồn "làm loạn" thị trường bất động sản

“Không thể nói là thiếu vốn tín dụng”

Liên quan đến vấn đề này, Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn ý kiến của TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, chính sách của nhà điều hành chỉ là một phần, điều quan trọng nhất vẫn là việc cho vay của các ngân hàng. Thêm nữa, cần khẳng định một lần nữa là ngân hàng đã dành rất nhiều vốn cho bất động sản, thậm chí vượt qua cả các chỉ tiêu về an toàn vốn.
Trước đây, tín dụng cho bất động sản chỉ chiếm tối đa 12-15% nhưng hiện nay đã chiếm tới hơn 20%. Như vậy, không thể nói là thiếu nguồn vốn tín dụng được, mà có chăng chỉ là nó chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Theo chuyên gia, nguyên nhân một phần là do bản thân một số doanh nghiệp triển khai dự án một cách bất chấp, dẫn tới không cơ cấu được nguồn vốn. Sau đó lại đề xuất ngân hàng bơm vốn là không hợp lý.
“Trật tự xử lý các khó khăn đầu tiên phải là cơ cấu lại thị trường bất động sản, sau đó mới đến câu chuyện cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng hay trái phiếu doanh nghiệp”, TS. Vũ Đình Ánh lưu ý.

30 tỷ USD đang ‘chôn’ trong bất động sản

Trước thềm Hội nghị nóng của Chính phủ, Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) có báo cáo cho biết, số lượng dự án bất động sản đang triển khai trên cả nước nhưng phải tạm dừng lên đến cả nghìn dự án, với giá trị đầu tư khoảng 800 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 30 tỷ USD, trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội.
VNREA thông tin, đến cuối năm 2022, có gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Từ quý 4/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới quá ít. Các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động phải phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, lực lượng lao động. Thậm chí dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO.
“Doanh nghiệp môi giới lỗ nặng. Nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, phải nghỉ Tết sớm, cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng. Trong tháng 1/2023, không ít chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng. Hàng chục vạn môi giới, chiếm tới 80% lực lượng đã phải dừng hoạt động”, báo cáo của VNREA nêu.
Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy, công xưởng của hơn 30 ngành nghề liên quan cũng phải ngưng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng chậm thanh toán của các chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VNREA đánh giá, vướng mắc về cơ chế chính sách vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến doanh nghiệp bất động sản khó triển khai dự án, làm nguồn cung bất động sản sụt giảm nghiêm trọng, cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp.
“Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam hoàn toàn ủng hộ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Phải thực thi chính sách tín dụng thắt chặt, để kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá. Nhưng cũng không thể để kinh tế lao dốc, doanh nghiệp khốn đốn phá sản, người dân đói kém”, ông Đính nêu vấn đề.
Theo đại diện VNREA, hiện vẫn thiếu chính sách để điều tiết thị trường, định hướng tiêu dùng, hạn chế đầu cơ. Không có chính sách để hạn chế sản phẩm, dự án cao cấp. Ngược lại cũng không có chính sách phát triển nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.
Cùng với đó là “tắc” nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, và “tắc” cả nguồn vốn huy động từ khách hàng. Doanh thu sụt giảm, chi phí tăng cao do chi phí tiếp cận tài chính tăng, chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “đói vốn”, phải tạm dừng triển khai dự án.
VNREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy nhanh việc bơm vốn cho nền kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển bất động sản để các dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường. Tuy nhiên, cần kiểm soát tốt dòng tiền, hướng vào các phân khúc sản phẩm phù hợp và những dự án ưu tiên.
Lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, Chính phủ, NHNN cần có chính sách hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc mua lại trái phiếu đã phát hành mà doanh nghiệp phát hành đang gặp khó khăn và chứng minh được việc sử dụng nguồn tiền trái phiếu phát hành đúng mục đích; xem xét cấp vốn để phát triển các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới có thể đáp ứng “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; có chính sách phát triển các kênh dẫn vốn mới như quỹ đầu tư bất động sản (REIT), chứng khoán hóa bất động sản, Quỹ nhà ở…
Những ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2023
Doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có thể vỡ nợ hàng loạt nếu Chính phủ không ra tay
VNREA kiến nghị cần sớm ban hành các điều chỉnh Nghị định 65 để hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thuận lợi, hiệu quả. Nên kéo dài thời hiệu thực thi Nghị định 65 đến năm 2025.

“Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ để người dân có nhu cầu vay mua nhà để ở dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn. Đặc biệt là nhóm đối tượng thu nhập thấp, công nhân, người lao động”, - VNREA đề xuất lên Chính phủ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала