Chuyên gia Trung Quốc vạch rõ mục tiêu kế tiếp của NATO sau Ukraina

© AP Photo / Olivier MatthysTrụ sở NATO ở Brussels
Trụ sở NATO ở Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Sau Ukraina, NATO dự định bắt đầu cuộc xung đột vũ trang mới ở Đài Loan, điều mà Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã ám chỉ trong Hội nghị An ninh Munich, báo Global Times viết.

"Gần một năm trôi qua kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraina. NATO do Hoa Kỳ cầm đầu đã lôi kéo tất cả tham gia vào cuộc khủng hoảng do chính họ gây ra. Tuy nhiên, liên minh này đã nghĩ đến một cuộc khủng hoảng, ở Đài Loan", - bài báo cho biết.

Ấn phẩm nhận định rằng NATO là một hiệp hội lỗi thời của Chiến tranh Lạnh, không thể tồn tại nếu không có xung đột quân sự, do đó, liên minh này làm gia tăng tâm trạng bất an ở châu Á, chuẩn bị cho cuộc đụng độ kế tiếp.

"Washington hy vọng rằng NATO có thể mở rộng hiện diện của mình trên toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là một tổ chức quân sự xuyên Đại Tây Dương. Do đó, Hoa Kỳ phải tiếp tục đốt nóng các mối đe dọa từ bên ngoài, quy tụ các nước thành viên vốn có lợi ích không phải lúc nào cũng trùng khớp nhau và buộc họ phải chi nhiều tiền hơn cho ngân sách quân sự", - chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bằng tuyên bố với Global Times.

"Mục tiêu của Hoa Kỳ là kiểm soát châu Âu, đồng thời biến NATO thành một liên minh quân sự toàn cầu. Những lời ông Stoltenberg nói có thể xem như tiền đề, lát đường để tổ chức này dấn sâu vào công việc của khu vực châu Á - Thái Bình Dương", - ông Tống nhận xét.
Theo ấn phẩm đánh giá, lợi ích của Hoa Kỳ không trùng với nguyện vọng của tất cả các nước thành viên NATO, vì một số nước vẫn có quan điểm khác về xung đột Ukraina và về Trung Quốc, hoặc không còn niềm tin sắt đá vào Washington sau những thông báo gần đây về vụ phá hoại trên đường ống “Dòng chảy phương Bắc”.

"Xét theo cách phát triển của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina thì thấy khả năng của NATO không tương ứng với mong muốn và liên minh này sẽ chỉ thua cuộc nếu cứ toan tính mở rộng ảnh hưởng ở châu Á", - bài viết kết luận.

Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Đài Loan

Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo Đài Loan bị gián đoạn vào năm 1949, sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan vì thất bại trong cuộc nội chiến với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các liên hệ kinh doanh và phi chính thức giữa hòn đảo và Trung Hoa đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, các bên bắt đầu tiếp xúc thông qua các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội BK về Phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ Đài Bắc về giao lưu xuyên eo biển.
CHND Trung Hoa coi hòn đảo là tỉnh của mình và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc giữa đại diện Đài Bắc với các quan chức đương nhiệm, đặc biệt là các quan chức cấp cao hoặc quân đội từ các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2023
Bắc Kinh: Đài Loan chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một quốc gia
Tình hình xung quanh Đài Loan leo thang đáng kể sau chuyến thăm hòn đảo này vào đầu tháng 8 năm ngoái của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi. Trung Quốc, coi hòn đảo này là một trong những tỉnh của mình, đã lên án chuyến thăm của Pelosi. Bắc Kinh cho rằng động thái này của Hoa Kỳ ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Đài Loan và đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала