Chuyến thăm trong thế cờ tàn

© AFP 2023Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky tại Kiev
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky tại Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2023
Đăng ký
“Chuyến đi của Joe Biden tới Kiev chỉ nhằm để “đánh bóng” cho tổng thống Mỹ trước dư luận cũng như để “nâng đỡ tinh thần” cho chính quyền ngụy Kiev”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Hôm thứ Hai 20/2/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm tới Kiev không được báo trước và đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky. Theo Politico, chuyến thăm này được chuẩn bị trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng một tuần, "ở mức độ bí mật nghiêm ngặt nhất".
Tổng thống Mỹ cho biết Ukraina sẽ nhận được gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD. Gói viện trợ này bao gồm các hệ thống tên lửa HIMARS. Tổng thống Zelensky gọi cuộc đàm phán với ông Biden là rất quan trọng và hữu ích. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ đã rời thủ đô Ukraina.
Joe Biden thăm Kiev với mục đích gì? Kết quả của chuyến thăm thể hiện điều gì? Sau đây Sputnik xin giới thiệu bình luận của chuyên gia về các vấn đề quân sự và chính trị quốc tế, nhà phân tích nổi tiếng Nguyễn Minh Tâm.
Cú “hà hơi tiếp sức” cuối cùng cho chế độ Kiev và ghi điểm cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2023
Sputnik: Chúng ta thấy những hình ảnh đầu tiên về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ vào sáng nay. Chính trị gia này cùng với ông Zelensky đi bộ dọc theo Quảng trường Mikhailovskaya ở thủ đô Ukraina dưới âm thanh cảnh báo không kích.
Thưa ông, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm này nói lên điều gì? Theo đánh giá của ông, ý nghĩa của nó đối với Kiev, đối với Washington là như thế nào?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Nếu chiếu theo những sự kiện đã diễn ra trong nửa cuối thế kỷ XX thì hầu hết các chính quyền kiểu “Pupet Govenment” được nguyên thủ quốc gia Mỹ viếng thăm đều không tồn tại quá 10 năm. Tồn tại lâu nhất có lẽ là chính quyền ngụy Sài Gòn khi đón Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson sang thăm ở thời điểm 11 năm trước khi nó sụp đổ. Còn lại các chính quyền do Mỹ dựng lên ở Afghanistan, ở Iraq… không có chế độ nào tồn tại quá 10 năm. Ngoại trừ Libya là trường hợp đặc biệt khi từ khi chính quyền của ông Muammar Gaddafi bị lật đổ, ở đây có 2 chính quyền song song tồn tại ở miền Đông và miền Tây Libya.
Chuyến thăm bất ngờ nhưng không có gì là bất ngờ của tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev là một cuộc “xuất tướng”. Nhưng đáng buồn là ở chỗ cuộc “xuất tướng” này không phải để chúc mừng chiến thắng đối với Ukraina mà là một cuộc “xuất tướng” nhằm cứu vãn thế thua, thế thất bại của Mỹ và phương Tây, không chỉ trên chiến trường Ukraina mà còn là một loạt các thất bại mà ngay cả Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Âu đang diễn ra tại Munchen cũng không thể lường hết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky tại Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia: Biden muốn nâng cao sự ủng hộ bằng chuyến thăm Kiev
Nói là để an ủi Vladimir Zelensky thì cũng đúng. Nhưng nói là để bảo với Kiev rằng “tất cả mọi thứ đã chạm đến giới hạn” thì cũng đúng. Cho dù bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây có ra sức gào thét về một chiến thắng của quân đội ngụy Kiev thì sự thật trên chiến trường vẫn ngược lại với những lời tuyên truyền đó.
Là một chiến binh đã từng trải qua cuộc Chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc những năm 1979-1989 cũng như nhiều công việc quân sự khác, tôi thừa hiểu rằng khi người ta nói “Mặt trận đang khó khăn” nghĩa là họ đang rút lui. Còn khi người ta nói rằng “Mặt trận đang cực kỳ khó khăn” có nghĩa là họ đang thất bại. Trên đời này, chẳng mấy ai thừa nhận thất bại, đặc biệt là những nhân vật do Mỹ dựng lên. Chế độ ngụy Sài Gòn cũng vậy thôi; ngay cả khi “lấm lưng trắng bụng”, họ vẫn không thừa nhận thất bại.
Quay trở lại vấn đề, chuyến đi bất ngờ của Joe Biden là để đưa ra những cú “hà hơi tiếp sức” cuối cùng cho chế độ Kiev, khi mà các đồng minh Châu Âu của Mỹ trong NATO cứ liên tục đùn đẩy trách nhiệm, cứ thoải mái “chuyền bóng cho nhau” nhưng “không ai chịu ghi bàn”.
Mặc dù được người Mỹ thông báo trước nhưng có lẽ người Nga chẳng mấy quan tâm đến việc ông Joe Biden đến Kiev ngày 19/2/2003. Họ biết rõ rằng ông ta đã đến đó nhiều lần rồi, từ thời ông ta còn là phó tổng thống của tổng thống Barack Obama và con trai ông ta còn lãnh đạo cả một loạt các phòng thí nghiệm sinh học Mỹ ở Ukraina. Và lần cuối cùng này, ông ta có đến thì cũng chỉ là để ghi điểm cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2023 của ông ta mà thôi.
Lẽ dĩ nhiên là Mỹ không thể chịu thua tại Ukraina, thế nên chuyến thăm Kiev lần này cũng là để hối thúc các đồng minh của Mỹ trong NATO hãy tiếp tục viện trợ vũ khí, đạn được để chính quyền Kiev chống Nga đến người Ukraina cuối cùng. Thời điểm mà Joe Biden đến Kiev là thời điểm mà Hội nghị An ninh Châu Âu đang diễn ra tại Munchen cho thấy Washington muốn làm một “cú huých” đối với các đồng minh NATO của mình rằng hãy chống Nga đến cùng, bất chấp hậu quả ra sao. Đó chính là thâm ý sâu xa của Nhà Trắng trong chuyến đi này.

Với Mỹ kết quả của chuyến đi là tối đa, với Kiev là hình thức tối đa cho một nội dung tối thiểu

Sputnik: Theo nhìn nhận của ông, những kết quả đạt được thể hiện điều gì?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Đối với người Mỹ thì kết quả của chuyến đi chắc chắn là tối đa. Ngay cả khi trong trường hợp Ukraina thất bại trong cuộc đối đầu với Liên bang Nga thì Mỹ vẫn có thể chấp nhận một kết quả rằng đã cố gắng hết sức để không bao giờ bỏ rơi đồng minh. Còn đồng minh thất bại thì đó là do đồng minh yếu kém. Chiêu trò này đã được Richard Nixon và Henry Kissinger thi thố trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1973, khi Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris 1973, cam kết chấm dứt dính líu vào miền Nam Việt Nam. Còn đối với Kiev thì kết quả của chuyến đi của ông Joe Biden đã đạt hình thức tối đa cho một nội dung tối thiểu; thậm chí là trống rỗng.
Hoạt động của lựu pháo Msta-B ở khu vực phía nam của Quân khu phía Bắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cựu cố vấn CIA: Biden đang chuẩn bị cái kết khủng khiếp cho cuộc xung đột ở Ukraina
Theo thông tin hình ảnh thì tổng thống Joe Biden đã ký “cái gì đó” trước mặt tổng thống Zelensky. Tuy nhiên, đó chỉ là “trò làm màu” của truyền thông Mỹ và phương Tây nhằm lòe bịp thiên hạ rằng tổng thống Mỹ đã ký kết khoản viện trợ nọ, hỗ trợ kia cho Ukraina trong khi thực chất là ông ta đang viết sổ lưu niệm. Ông Biden có cho biết Ukraina sẽ nhận được gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD, nhưng những người hiểu biết đều chắc chắn rằng, một khi ký kết bất kỳ một thỏa ước quan trọng nào đó với đối tác và với khoản tiền lớn, thậm chí là đưa quân chiến đấu ra nước ngoài thì quyền hạn không thuộc về tổng thống Mỹ mà thuộc về Quốc hội Mỹ.
Hội nghị An ninh Châu Âu cũng đang bàn về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Nhưng trừ Mỹ, Nga và Iran, chưa có quốc gia nào tính toán đến việc đưa vũ khí vào Ukraina một cách chủ động sao cho có lợi cho mình, giữ được bí mật vũ khí của mình. Đơn giản là vì mỗi cuộc chiến tranh hiện đại từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay đều là các bãi thử vũ khí ở cấp độ cao nhất: CẤP ĐỘ THỰC CHIẾN. Ở đó, mỗi thứ vũ khí đưa vào tham chiến đều được các quốc gia, bao gồm cả “bạn” và “thù” quan tâm “chăm sóc” kỹ lưỡng.
Ngay cả việc Mỹ đưa tên lửa HIMARS đến Ukraina cũng không đơn giản và không hẳn là để giúp quân đội nước này chống lại quân đội Nga mà còn để “đánh thử” xem hiệu năng của vũ khí đó đến đâu, có khiếm khuyết nào phải chỉnh sửa và đối phó với hệ thống tác chiến điện tử của đối phương có hiệu quả không. Ở chiều ngược lại cũng vậy, Iran cung cấp cho Nga các UAV tấn công cũng là nhằm thử nghiệm hiệu năng của chúng trên chiến trường để chỉnh sửa nhằm đối phó với đối thủ trực tiếp của họ là Israel và cũng có thể là Mỹ trong tương lai.
Vì vậy, không quốc gia nào dại dột tung hết kho dự trữ vũ khí của mình vào “lò lửa” Ukraina, khi mà tốc độ “đốt vũ khí” của quân đội Kiev lên cao gấp nhiều lần so với bất kỳ một quân đội nào trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào trước đây, kể cả quân đội ngụy Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Chính điều này đã được hé lộ khi tổng thư ký NATO Stoltenberg nói thẳng với Zelensky rằng sự hỗ trợ của NATO đối với Kiev là có hạn. Điều đó có nghĩa là nếu cuộc chiến còn kéo dài thì Kiev càng ngày càng phải tự trông cậy vào chính mình.
Từ đó, có thể thấy rằng, chuyến đi của Joe Biden tới Kiev chỉ nhằm để “đánh bóng” cho tổng thống Mỹ trước dư luận cũng như để “nâng đỡ tinh thần” cho chính quyền ngụy Kiev chứ thực chất không đem lại một kết quả đáng kể nào. Kể cả “động viên suông” cũng không đạt. Chuyến thăm Kiev của Joe Biden đã làm cho lãnh đạo một số quốc gia Châu Âu trong NATO bắt đầu hiểu ra rằng, họ đang mắc mưu của Washington trong ván cờ cạnh tranh địa chiến lược với Nga của “Câu lạc bộ tỷ phú phố Wall” mà bằng cách này hay cách khác Washington đã “đặt bẫy” để buộc họ phải dính líu vào.
Sputnik: Cảm ơn ông về những bình luận và luận chứng sắc bén.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала