Khủng hoảng nợ bất động sản Việt Nam trầm trọng: Tất cả mới chỉ bắt đầu?

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhững ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội.
Những ngôi nhà mới gần Hồ Tây, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Đăng ký
Hãng tin Bloomberg đánh giá, cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên trầm trọng hơn.
Theo Bloomberg dẫn ý kiến của nhà phân tích Xavier Jean thuộc S&P Global Ratings, ngành bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới. Đây mới chỉ là khởi đầu.

Khủng hoảng nợ bất động sản Việt Nam đang trầm trọng hơn

Bloomberg có bài viết nhận định về cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Việt Nam. Theo đó, tình hình đang trở nên trầm trọng hơn.
“Cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên trầm trọng hơn”, - ấn phẩm cho biết.
Có nhiều cơ sở, chỉ dấu để Bloomberg đưa ra nhận định này. Thứ nhất là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai cả nước (Novaland của tỷ phú Bùi Thành Nhơn – PV) đã gia nhập nhóm những doanh nghiệp không thể trả nợ trái phiếu đúng hạn.
Như đã biết, cách đây ít ngày, CTCP Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc No Va - Novaland (NVL) đã vừa đưa phương án thoả thuận với đại diện trái chủ liên quan đến phương án thanh toán đối với lô trái phiếu NVLH2123009.
Bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2023
7 dự án bất động sản sắp được "cứu" trong cuộc họp khẩn của UBND TP.HCM
Đây là lô trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 42 triệu USD) được Novaland phát hành ngày 12/8/2021, đáo hạn ngày 12/2/2023 (kỳ hạn 18 tháng).
Lô trái phiếu này có lãi suất cố định 10,5%/năm, trả 6 tháng/lần và đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty CP Chứng khoán Dầu Khí (PSI).
“Ông lớn” bất động sản thứ hai Việt Nam Novaland rơi vào danh sách các công ty bất động sản chậm trả nợ đang ngày càng dài thêm, báo hiệu tình trạng thiếu thanh khoản của ngành BĐS.
“Novaland là cái tên "nổi bật" trong nhóm các công ty Việt Nam đang rơi vào tình trạng chậm thanh toán trái phiếu”, - Bloomberg lưu ý.
“Thực tế này cho thấy cuộc khủng hoảng tiền mặt trong lĩnh vực bất động sản đang trở nên tồi tệ hơn” và theo giới phân tích, với hàng tỷ USD trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm nay, những vấn đề của ngành bất động sản trong nước đe dọa sẽ gây nên nhiều rủi ro cho cả nền kinh tế Việt Nam.

“Mới chỉ là khởi đầu”

Đánh giá về tình hình phát triển ngành bất động sản Việt Nam cũng như các vấn đề của thị trường trái phiếu, chuyên gia phân tích Xavier Jean của S&P Global Ratings nhận định, mọi thứ mới chỉ bắt đầu.
“Chúng tôi tin rằng đây mới chỉ là khởi đầu. Ngành bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ gia hạn nợ, tái cấu trúc, thậm chí là phá sản trong thời gian tới. Không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng, cả các doanh nghiệp ở những ngành khác cũng đối mặt với nhiều rủi ro”, - Xavier Jean của S&P Global nói thẳng.
Theo số liệu mà Bộ Công Thương công bố tuần trước dựa trên ước tính của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), các doanh nghiệp bất động sản có khoảng 130.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong năm nay.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trước Novaland, các tập đoàn lớn như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát Holdings và Sunshine cũng đã tìm cách gia hạn nợ trái phiếu.
Cổ phiếu của Novaland đã giảm 1,7% vào thứ năm (23/2), sau khi giảm 6,6% vào ngày hôm trước.
Cùng với đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã đề xuất sửa đổi nghị định cho phép các công ty kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp thêm 2 năm để giảm bớt tình trạng thiếu vốn.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2023
Ngân hàng ồ ạt giảm lãi suất kể cả vay mua bất động sản
Dự thảo sửa đổi, đã được trình lên chính phủ, bao gồm cho phép chuyển đổi gốc và lãi trái phiếu thành các khoản vay hoặc các tài sản khác.
Báo cáo ngày 21/2 của Công ty chứng khoán SSI cho biết, điều mà các tập đoàn bất động sản có nhiều nợ trái phiếu quá hạn cần làm nhất hiện nay là thảo luận với các trái chủ để tìm ra phương án giải quyết hợp lý nhất.
“Điều cần làm ngay bây giờ là các bên liên quan tổ chức triệu tập cuộc họp với những người nắm giữ trái phiếu (trái chủ - PV) để thảo luận về giải pháp. Các phương án sẽ bao gồm thu mua lại trái phiếu (redemption), tăng thời gian bảo lãnh hoặc tuyên bố vỡ nợ”, - chuyên gia lưu ý.
“Điều gì sẽ xảy ra tiếp đây và liệu bong bóng vỡ nợ chéo có xảy ra hay không? Tất cả vẫn là mối quan tâm lớn đối với thị trường lúc này”, - nhóm phân tích của SSI nhận định.

Loạt doanh nghiệp bất động sản “khất nợ” thanh toán trái phiếu

Thực tế, theo thông tin công bố từ chuyên trang của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính từ đầu năm 2023, có hàng chục doanh nghiệp thông báo không thể thanh toán đúng thời hạn các khoản gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Phần lớn trong đó là các khoản thanh toán đến hạn vào cuối năm 2022, nhưng vì không thu xếp kịp tiền thanh toán nên doanh nghiệp đã thông báo dời kế hoạch chi trả sang năm 2023.
Cụ thể, ít nhất có 54 doanh nghiệp công bố thông tin với nội dung chậm trả gốc, lãi trái phiếu, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trong số này có những doanh nghiệp từng huy động trái phiếu quy mô lớn như Công ty Đầu tư Quang Thuận, Công ty Sunny World, Tập đoàn Đầu tư An Đông, Bông Sen...
Đặc biệt, trong số các doanh nghiệp “khất nợ” thanh toán trả gốc, lãi trái phiếu có hàng loạt công ty bất động sản như: Hải Phát, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Đầu tư LGD, Apec Land Huế, Đất Xanh miền Nam…
Công ty chứng khoán VNDirect ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 251.849 tỷ đồng, tăng 64,4% so với năm 2022. Trong đó tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của ngành Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, khác lần lượt là 42,8%, 30,8% và 26,4%.
Thành Phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
30 tỷ USD đang ‘chôn’ trong bất động sản, Chính phủ Việt Nam họp nóng
Trong quý 1 năm 2023, giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn ước đạt 31.241 tỷ đồng, tăng 253,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong Quý 2 và Quý 3 năm 2023 với giá trị lần lượt ước đạt 76.572 tỷ đồng và 83.127 tỷ đồng. Sau giai đoạn thách thức này, giá trị đáo hạn trong Quý 4 năm 2023 sẽ hạ về mức dự kiến 60.908 tỷ đồng.
Theo VNDirect, trong bối cảnh chính sách tiền tệ chặt chẽ, chi phí tài chính gia tăng và thắt chặt phát hành trái phiếu, một số tổ chức phát hành có ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhằm tái cơ cấu tài chính và đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

“Rủi ro về khả năng thanh toán tập trung ở một số lĩnh vực có tỷ lệ đòn bẩy cao và hay biến động theo chu kỳ như lĩnh vực bất động sản”, - VNDirect bày tỏ quan điểm.

Như Sputnik đề cập, liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính mới đây đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Bộ Tài chính đề xuất cho phép doanh nghiệp đàm phán kéo dài, thay đổi kỳ hạn của trái phiếu.
Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Cần cấp bách tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản
Đồng thời, doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc thanh toán bằng tài sản khác khi được sự đồng ý của trái chủ.
Những biện pháp này cho thấy rằng, các cấp lãnh đạo của Việt Nam đã lắng nghe và có sự hỗ trợ thiết thực nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường. Bên cạnh đó, gói giải pháp cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt áp lực đáo hạn trái phiếu cho doanh nghiệp trước bối cảnh khó khăn về dòng tiền như hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала