Ông Medvedev chỉ ra những dấu mốc không bao giờ trở lại trong quan hệ với phương Tây

© Sputnik / Alexander AstafyevDmitry Medvedev
Dmitry Medvedev - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Đăng ký
Phản ứng loạn thần của phương Tây trước việc Nga thống nhất Crưm và sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với cuộc xâm lược của Gruzia chống lại Nam Ossetia cuối cùng đã dẫn đến chiến dịch quân sự đặc biệt, còn chính những ngày tháng đó đã trở thành dấu mốc không bao giờ trở lại, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev khẳng định.

"Có hai thời điểm có thể gọi là "dấu mốc không bao giờ trở lại". Thứ nhất là vào mùa thu năm 2008, khi thế giới phương Tây ủng hộ cuộc xâm lược của Gruzia chống lại người Ossetia và tâng lên mây một nhân vật gàn dở, nghiện ngập và phiêu lưu, người sau đó không chỉ bị chính đất nước mình mà còn bị cả nước ngoài chối bỏ khi hắn ta hèn nhát tháo chạy khỏi đó. Kẻ xâm lược sau đó đã bị chống trả nhanh chóng và kiên quyết. Thời điểm bước ngoặt thứ hai là vào mùa xuân năm 2014, khi người dân Crưm trong cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp thể hiện nguyện vọng vĩnh viễn trở về quê hương lịch sử của họ", - ông Medvedev viết trong một bài báo đăng trên tờ Izvestia.

Ông nói thêm rằng ở thế giới phương Tây "việc đó đã gây ra một cơn loạn thần điên cuồng và bất lực kéo dài đến tận ngày nay".
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một tuyên bố báo chí chung với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
Tổng thống Putin với quan hệ đối tác mới khiến phương Tây khó chịu

"Cơn co giật của họ được nung nấu bởi chứng bài Nga mọi và mong muốn tạo ra một Frankenstein mới xuất hiện trong hình hài Ukraina - một Ukraina "chống Nga" đặc biệt, điều mà Tổng thống đất nước chúng tôi đã viết. Tôi có thể nói điều gì khác nữa? Chỉ có một điều: các vị tiền bối thông thái của những chính trị gia phương Tây trì độn ngày nay đã nói như thế này: “Deus quos vult perdere dementat prius” - Thượng đế định trừng phạt ai thì trước hết tước bỏ lý trí của kẻ đó”, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga nhận xét.

Ông nhấn mạnh rằng chính "cơn loạn thần điên cuồng" và "nỗi ám ảnh muốn chia cắt" nước Nga cuối cùng đã dẫn đến chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ông Medvedev cho rằng theo logic lịch sử về sự tồn tại của các đế chế, chiến tranh có thể đã xảy ra từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng "bây giờ mới bùng phát".
Quốc kỳ Nga và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Nhà khoa học Pháp nói về chính sách "tự sát" của phương Tây trong quan hệ với Nga

"Diễn tiến các sự kiện này liên quan đến tiến trình tàn khốc và nghiệt ngã của lịch sử thế giới. Khi một nước lớn diệt vong cũng là lúc một cuộc chiến tranh bắt đầu. Dù sớm hay muộn. Những mâu thuẫn và bất bình nội bộ đã tích tụ đến mức quá mạnh. Tâm lý dân tộc chủ nghĩa tràn lan, tính đố kỵ và tham lam nguyên thủy nảy sinh. Và tất nhiên, chất xúc tác mạnh nhất dẫn đến chiến tranh sau sự diệt vong của một đế chế bao giờ cũng là những nước xung quanh nó, những nước mong muốn tiếp tục được chia chác khối quyền lực đã sụp đổ. Trong trường hợp của chúng ta, đó là lập trường giá lạnh và vô sỉ của thế giới phương Tây. Nền văn minh Anglo-Saxon cuối cùng trở nên táo tợn vì không bị trừng phạt, đơn giản là đã phát điên do tư tưởng về vị thế độc tôn và vai trò cứu thế tự mình nghĩ ra của họ", - ông Medvedev bổ sung thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала