Kinh tế Việt Nam đang suy yếu hay chỉ là quan điểm bảo thủ của phương Tây?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtCảng Quốc tế Gemalink (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng nước sâu quy mô hàng đầu cả nước, đón tàu chở container trọng tải 200.000 tấn.
Cảng Quốc tế Gemalink (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng nước sâu quy mô hàng đầu cả nước, đón tàu chở container trọng tải 200.000 tấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Đăng ký
Nhiều định chế tài chính phương Tây giữ quan điểm bảo thủ cho rằng, với tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, suy thoái ở các nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và GDP đang có dấu hiệu chững lại.
Thực tế, năm 2022 vừa qua thế giới đối mặt nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng mạnh trên thế giới. Đó là sự thật không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, báo cáo mới công bố từ S&P Global Market và ngân hàng Standard Chartered lại cho thấy góc nhìn hết sức tích cực về kinh tế Việt Nam với tình hình sản xuất có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu thị trường được cải thiện và gia tăng số lượng đơn hàng mới.

Muôn vàn thách thức

Nhiều tổ chức, định chế tài chính và báo chí phương Tây gần đây cho rằng, khi triển vọng của kinh tế thế giới xấu đi, đà tăng trưởng kinh tế thần tốc của Việt Nam sẽ đối mặt với ngày càng nhiềukhó khăn, thách thức, nhất là áp lực lạm phát và xuất khẩu suy yếu.
Xung đột Nga – Ukraina, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, sụt giảm tăng trưởng và lạm phát tăng cao tại Mỹ, châu Âu (EU) và nhiều nước phát triển, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng, nguy cơ khủng hoảng năng lượng…
Đặc biệt, cuộc đua “tiền tệ”, lãi suất cùng nhiều chính sách tiền tệ được điều chỉnh đảo ngược nhanh của nhiều nền kinh tế lớn gây khó khăn chung cho quá trình giao thương, chưa kể các yếu tố bất định như động đất, hạn hán, thiên tai, lũ lụt hay nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, lương thực cũng có tác động không nhỏ đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.
Trong nước, vừa qua, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,3% so với cùng kỳ năm, riêng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,9%. Đây là điều chưa từng có trong cùng kỳ 2 tháng suốt hơn 2 thập kỷ qua, từ 2001 đến nay. Cùng với đó, nhiều ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực thực phẩm đều giảm hoặc nếu tăng thì tăng rất thấp, thậm chí ngành thiết bị điện giảm trên 50%.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam được nước ngoài rót vốn nhiều nhất
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tính chung hai tháng đầu năm 2023, ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 5,08%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%).
Ngoài ra, do nhiều yếu tố, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam hai tháng đầu năm 2023 ước tính đạt 2,55 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.

Triển vọng tươi sáng

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều chỉ dấu cho thấy, tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn nửa đầu năm có thể phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng ở nửa cuối năm, mọi thứ sẽ tươi sáng hơn.
Ngày 28/2, Bộ Ngoại giao cùng với Ngân hàng Standard Chartered vừa tổ chức Tọa đàm về triển vọng kinh tế thế giới, Việt Nam và triển vọng thị trường ngoại hối năm 2023.
Phát biểu tại đây, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, năm 2022 vừa qua thế giới đối mặt nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng mạnh trên thế giới.
Theo ông Tim Leelahaphan, lạm phát tại nhiều nước trên thế giới tăng mạnh nhưng tại Việt Nam, lạm phát vẫn ở mức thấp. Dự kiến lạm phát năm 2023 tăng khoảng 6%; cán cân thương mại có thể được cải thiện.

“Tiếp nối đà phục hồi tăng trưởng năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng GDP đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024”, - ông Tim Leelahaphan dự báo.

Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Kinh tế Việt Nam xuất hiện điều chưa từng có trong hơn 20 năm qua
Ông Tim Leelahaphan đánh giá, kinh tế Việt Nam nửa đầu năm nay vẫn đối mặt với một số rủi ro vĩ mô, nhưng triển vọng phục hồi tích cực vào nửa cuối năm, tuy nhiên xuất khẩu sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu.
Đại diện ngân hàng Standard Chartered giữ quan điểm tích cực về triển vọng trung hạn của Việt Nam.
“Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, mang lại tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư”, - chuyên gia khẳng định.
Cùng với đó,Việt Nam cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sản xuất có dấu hiệu phục hồi

Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global cho thấy, ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2/2023 đã ghi nhận tăng trưởng khi số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng đều có xu hướng tăng trở lại.
S&P Global Market cho biết: “Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' IndexTM (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm vào tháng 2, từ mức 47,4 điểm trong tháng 1/2023 lên mức 51,2 điểm vào tháng 2/2023”.
Sự cải thiện nhu cầu thị trường là nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng này. Điều này giúp các công ty có được khách hàng mới và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2, và đây là lần tăng đầu tiên trong bốn tháng.
“Kết quả cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã bắt đầu cải thiện sau thời kỳ suy giảm kéo dài ba tháng”, - S&P Global nhận xét.
Đáng chú ý, mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới là mạnh nhất kể từ tháng 8/2022. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trong tháng thứ hai liên tiếp nhờ nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện.
Thực tế, số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã giúp sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tăng vào thời điểm giữa quý 1/2023. Mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng là một bước cải thiện đáng kể so với mức giảm mạnh vào thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay. Dữ liệu thống kê cho thấy, sản lượng tăng chủ yếu ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Bao giờ Việt Nam tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Cả việc làm và hoạt động mua hàng trong tháng 2/2023 đều ghi nhận tăng nhẹ sau bốn tháng, giúp các công ty giải quyết tốt lượng công việc cần thực hiện. Đồng thời, nhiều báo cáo cho biết, trong bối cảnh nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong một năm tới tiếp tục tăng.
“Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ ba liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022”, - theo S&P.
Đặc biệt, một số thành viên nhóm khảo sát cho biết, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến COVID-19 ở Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm tới.
Về diễn biến thị trường, tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 2 có xu hướng nhanh hơn trong tháng thứ sáu liên tiếp và đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 do giá của nhà cung cấp tăng và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng với tốc độ nhanh nhất trong vòng tám tháng qua.
Trong khi áp lực giá cả tăng, năng lực của chuỗi cung ứng cũng đã có những dấu hiệu tích cực. Theo đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã rút ngắn trong tháng thứ hai liên tiếp khi các hoạt động vận tải đã nhịp nhàng hơn, và tình trạng tắc nghẽn cũng giảm. Mức cải thiện lần này mặc dù là nhẹ nhưng vẫn là mức đáng kể nhất kể từ tháng 11/2019.
Việc sử dụng hàng hóa đầu vào để tăng sản lượng khiến tồn kho hàng mua giảm trong tháng 2 mặc dù hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng. Tuy nhiên, S&P lưu ý, mức giảm này là nhẹ và yếu hơn so với tháng 1. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với tồn kho hàng thành phẩm khi chỉ số này đã giảm thành mức giảm nhỏ nhất trong thời kỳ giảm kéo dài năm tháng gần đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2023
Kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1997

Luồng sinh khí mới

Đánh giá về kết quả khảo sát vừa công bố, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nêu rõ, nhu cầu cải thiện ở cả trong nước và nước ngoài đã thổi “luồng sinh khí mới” vào ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, từ đó kết thúc thời kỳ suy giảm nhẹ kéo dài ba tháng.
“Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại khi niềm tin kinh doanh tăng lên với triển vọng nhu cầu cải thiện”, - ông Harker bày tỏ.
Dù sản xuất đang phục hồi, nhưng kinh tế Việt Nam cũng không thể chủ quan với lạm phát, bởi theo ông Harker, đây vẫn là mối lo ngại kéo dài khi cả chi phí đầu vào và giá bán hàng trong tháng 2 đều tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 8 tháng.
Chợ cá Long Hải, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Châu Âu bất ổn, kinh tế Việt Nam gặp lực cản mạnh
“Các công ty hy vọng áp lực giá cả sẽ giảm trong thời gian tới để bảo đảm duy trì được tình trạng cải thiện nhu cầu”, - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence chỉ rõ.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị, trong bối cảnh khó khăn, thách thức ngày càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất, rủi ro về chuỗi cung ứng, đặc biệt là diễn biến nhanh và khó lường của tình hình kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam cần có chính sách phản ứng nhanh, hiệu quả, kịp thời nhưng vẫn hướng đến các mục tiêu phát triển xanh, bền vững, tăng thu hút đầu tư chất lượng cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала