Quyền lực “Tứ trụ” Việt Nam được củng cố, niềm tin sẽ được lấy lại?

© Thống Nhất - TTXVNChiều 2/3/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp gỡ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước
Chiều 2/3/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp gỡ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Ông Võ Văn Thưởng là Chủ tịch nước có tuổi trẻ nhất kể từ khi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Với quyết tâm trẻ hóa đội ngũ, quyền lực "Tứ trụ” hướng đến xây dựng một thế hệ cách mạng mới có đủ tâm, đủ sức và đủ tầm, đảm nhận trọng trách to lớn của đất nước trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp hiện nay.
Sự kiện Việt Nam chính thức có tân Chủ tịch nước là tâm điểm của dư luận trong nước và quốc tế. Thường trực Ban bí Võ Văn Thưởng đã chính thức được bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, là chủ tịch nước trẻ nhất Việt Nam.
Như vậy là nhân sự cấp cao của Nhà nước Việt Nam đã được kiện toàn. Bốn vị trí quan trọng nhất “Tứ trụ” đã được định hình với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Hãng Thông tấn Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân nhằm đưa ra bình luận về sự kiện đáng chú ý này.

Tre già măng mọc, thế hệ cách mạng mới ra đời

Sputnik: Thưa ông, hôm nay ngày 2/3 Việt Nam đã chính thức có tân Chủ tịch nước mới – ông Võ Văn Thưởng. Đặc biệt, đây là chủ tịch nước trẻ nhất Việt Nam từ trước đến nay. Xin ông bình luận về việc này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân:
Người Việt Nam có câu tục ngữ “Tre già măng mọc”. Câu đó có ý nghĩa rằng người Việt Nam từ đời này đến đời khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau luôn có sự kế thừa truyền thống. Truyền thống ấy không chỉ là của cá nhân, của gia đình, của dòng họ mà còn là truyền thống của cả một cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy, một cán bộ thuộc thế hệ thứ tư, được đào tạo ở trong nước, kinh qua nhiều chức vụ từ thấp đến cao, gánh vác các trách nhiệm nừ nhẹ đến nặng, lãng đạo và quản lý các lĩnh vực từ nhỏ đến lớn… được bầu làm Chủ tịch nước không có gì là chuyện lạ.
Chỉ xin lưu ý rằng với độ tuổi 53, ông Võ Văn Thưởng là Chủ tịch nước có tuổi trẻ nhất kể từ khi chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời. Thế hệ Chủ tịch nước trước ông chỉ có Cụ Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới được bầu giữ chức vụ này ở tuổi 56. Còn lại các thế hệ Chủ tịch nước từ năm 1970 đến nay đều có độ tuổi từ 60 đến ngoài 70 tuổi. Điều này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang rất quyết tâm đẩy mạnh quá trình trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng một thế hệ cách mạng mới có đủ tâm, đủ sức và đủ tầm để đảm nhận những trọng trách to lớn của đất nước trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, phức tạp, khó dự báo trong hiện tại và trong tương lai.

Lấy dân làm gốc

Sputnik: Trong bài tuyên thệ nhậm chức, ông Võ Văn Thưởng cho biết sẽ quán triệt sâu sắc quan điểm lấy lợi ích hợp pháp của nhân dân là điểm xuất phát, mục tiêu quan trọng của các quyết sách. Ông nghĩ sao về quan điểm này? Xin ông chia sẻ ấn tượng của mình với nội dung tuyên thệ của tân Chủ tịch nước?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân:
Là một thạc sỹ triết học thì việc tự soạn bài phát biểu nhậm chức của tân Chủ tịch nước có lẽ cũng không khó khăn lắm. Điều quan trọng là để lại những dấu ấn.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
Chuyên gia Nga: Tân Chủ tịch nước Việt Nam trẻ nhưng rất có kinh nghiệm
Trong bài phát biểu của tân Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, rất nhiều người chú ý đến quan điểm thân dân, trọng dân, vì dân của ông. Nhiều người cũng rất chú ý đến cam kết quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức.
Nhiều bậc trí thức thì chú ý đến những lời tâm sự, bộc bạch sau đây (xin trích nguyên văn: “Tôi may mắn được trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình Dân, được truyền cảm hứng từ bàn tay, khối óc, sự cần cù, chịu thương, chịu khó và nỗ lực vươn lên của người dân ở cả 3 miền đất nước. Tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực cố gắng để làm nhiều hơn nữa những điều có ích, kiên trì theo đuổi những giá trị tốt đẹp”).
Đoạn văn này thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc cũng như sự gắn bó ruột thịt giữa Đảng với Dân, giữa cán bộ và quần chúng. Đây cũng là một nét đặc sắc riêng có của bài phát biểu này so với các bài phát biểu nhậm chức của các bậc tiền nhiệm của ông.
Còn lại phần lớn bài phát biểu của tân Chủ tịch nước đề cập đến chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn chủ Chủ tịch nước Việt Nam được quy định tại Chương VI của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì điểm đặc sắc thứ hai nằm ở cuối bài phát biểu, khi tân Chủ tịch nước trích dẫn 4 câu thơ trong bài thơ “Những đêm hành quân” của nhà thơ Xuân Diệu, sáng tác ngày 26-5-1966:

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao”.

Việc tân Chủ tịch nước trích dẫn đoạn thơ thơ này là sự tái khẳng định ý tưởng xây dựng một chế độ chính trị của dân, do dân, vì dân mà ông đã không ít lần đề cập đến trong bài phát biểu nhậm chức.

Củng cố niềm tin

Có thể thấy rằng, việc ông Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước hôm nay vừa là mong muốn của Đảng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực trong thượng tầng lãnh đạo, vừa củng cố cấu trúc quyền lực “tứ trụ”, đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có từ trước đến nay.
Đồng nghĩa, sẽ là tin tức đáng mừng củng cố niềm tin đối với toàn thể nhân dân trong nước cùng các đối tác, nhà đầu tư và nước ngoài của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала