Liệu Việt Nam có thể thành công xưởng mới của thế giới?

© AFP 2023 / Nhac NguyenCông nhân làm việc tại nhà máy VinFast ở Việt Nam
Công nhân làm việc tại nhà máy VinFast ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Đăng ký
Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng và cơ hội trở thành công xưởng sản xuất mới của thế giới.
Nhìn từ thành công của Samsung, Intel, đối tác của Apple tại Việt Nam, quốc gia hình chữ S hiện đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng, mở rộng xưởng sản xuất.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất các mặt hàng điện tử, linh kiện điện thoại di động của thế giới và là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự báo Việt Nam sẽ trở thành "công xưởng" mới của thế giới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2022 từng dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vượt qua Philippines và Singapore vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP hơn 571 tỷ USD.
Cũng theo IMF, chỉ trong vòng hai thập kỷ, Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới.
Hay như báo cáo được Ngân hàng HSBC công bố với tựa đề “Lấy lại hào quang chiến thắng”, giới phân tích nhận định, với xuất phát điểm chỉ là một nước xuất khẩu hàng may mặc và da giày có giá trị gia tăng thấp, đến nay Việt Nam đã dần trở thành “một trung tâm sản xuất quan trọng” trong ngành hàng công nghệ.
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam lưu ý, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất các mặt hàng điện tử, linh kiện điện thoại di động.
"Sản xuất điện thoại và linh kiện tăng trưởng khá nhanh và hiện chúng ta đang chiếm thị phần là 13%", - lãnh đạo HSBC nhận định vào thời điểm công bố báo cáo.
Sự thành công của Samsung và Intel tại Việt Nam đã kéo theo các tập đoàn công nghệ khổng lồ khác cũng đẩy nhanh quá trình chuyển hướng chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Trước đó, nhóm các nhà kinh tế của AXA Investment Managers Asia (Singapore) cũng đưa ra phân tích và lý giải vì sao Việt Nam có thể trở thành "công xưởng thế giới thứ hai" sau Trung Quốc dựa trên căn cứ rằng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á (không tính Trung Quốc), hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây; đồng thời, Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, được thúc đẩy nhờ lợi nhuận mạnh mẽ của phát triển sản xuất và tiềm năng xuất khẩu.
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Kinh tế Việt Nam xuất hiện điều chưa từng có trong hơn 20 năm qua
Không nên bỏ qua yếu tố rằng, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, nền kinh tế lớn khác nhau trên thế giới như Nhật Bản (VJEPA), Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) qua đó tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

"Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới", - AXA Investment Managers Asia bình luận và lưu ý thêm rằng, Việt Nam là bên chiến thắng nổi bật về thị phần xuất khẩu toàn cầu trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng do COVID-19 vai trò của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. Nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định này từ năm 2029 và đến nay, thực tế, người ta vẫn thấy điều đó đúng. Nhất là khi Trung Quốc vươn lên thành công khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, bỏ qua những khoảng trống tăng trưởng giá trị thấp hơn, thâm dụng lao động giá rẻ, khiến Bắc Kinh mất đi khả năng cạnh tranh so với quốc gia láng giềng đang bứt phá mạnh mẽ như Việt Nam thì xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu lại càng đúng như các dự báo trước đó hơn.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2023
Thêm tín hiệu Samsung không đưa dây chuyền sản xuất khỏi Việt Nam

"Việt Nam có cơ hội trở thành công xưởng mới của thế giới"

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cao cấp, Đại học Bristol (Anh), Việt Nam có tiềm năng và cơ hội để trở thành công xưởng mới của thế giới trong quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay.
Theo chuyên gia, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraina là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ yếu từ Trung Quốc, công xưởng lớn của thế giới tới các nước khác trong khu vực.
Khi đó, nhu cầu cấp thiết đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu trước những rủi ro do các yếu tố nêu trên gây ra đã tạo cơ hội để Việt Nam trở thành một trong những công xưởng mới của thế giới, chia sẻ dịch vụ sản xuất từ Trung Quốc.
"Việt Nam là một trong những nước trong khu vực được nhắc tới nhiều nhất có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu", - TS. Tuấn nhận định với TTXVN.
Dẫn số liệu thống kê, ông cho biết, đã có những vụ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn trong top 500 tỷ USD hàng đầu của Mỹ, gồm các công ty công nghệ toàn cầu như Intel và Apple.
Tiềm năng này đã được khẳng định với việc những nhà sản xuất lớn trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ trong các báo cáo đánh giá về đối thủ cạnh tranh đã nêu tên Việt Nam, với lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi đầu tư nước ngoài lớn.

Việt Nam còn thiếu những gì?

Thế nhưng, ông Hồ Quốc Tuấn lưu ý dù có tiềm năng và cơ hội, Việt Nam vẫn cần có những động thái kịp thời để khai thác tốt nhất tiềm năng này.
Từ góc độ quan sát của chuyên gia, ông Tuấn giữ quan điểm, lợi thế nhân công rẻ cũng đồng nghĩa với việc năng lực, trình độ nhân công Việt Nam còn giới hạn và vẫn đang thiếu nhân lực trình độ cao.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Khá bất ngờ khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh
Cạnh đó, Việt Nam cũng gặp những thách thức về hạ tầng như Internet, hạ tầng giao thông đường sắt, hàng không..., đồng thời cần đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế số và công nghệ.
Ông Hồ Quốc Tuấn khuyến nghị, để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình phát triển hạ tầng và thúc đẩy kinh tế số, đồng thời có chính sách phù hợp khuyến khích phát triển nhân lực và đầu tư vào đào tạo nhân lực.
Quan trọng hơn, để có thể tận dụng lợi thế nhân công rẻ và ưu đãi đầu tư nước ngoài so với các đối thủ trong khu vực như Indonesia hoặc Thái Lan, Việt Nam cần chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện, theo đó đảm bảo ưu đãi không chỉ cho doanh nghiệp nước ngoài mà cả doanh nghiệp trong nước.
Ông Tuấn nêu thực trạng hiện nay có sự chênh lệch giữa khu vực nước ngoài và khu vực trong nước khi các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng ưu đãi và tăng trưởng, nhưng chưa kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.
Do đó, chiến lược công nghiệp tổng thể cần đảm bảo cả hai khu vực kinh tế có thể đầu tư vào sản xuất với chi phí thấp. Chiến lược này cũng cần xác định hướng phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, không dàn trải, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
"Một chiến lược công nghiệp toàn diện và rõ ràng không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết những khó khăn cụ thể như hạ tầng hay nhân sự, mà nhằm cải cách các hoạt động kinh tế để tạo bứt phá tăng trưởng", - TS. Tuấn nhấn mạnh.

Mắt xích quan trọng

Cần lưu ý, hiện nay khi nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc gia tăng, Việt Nam đang là điểm đến được các công ty nước ngoài quan tâm, vì vậy cần nhanh chóng tận dụng cơ hội để bứt phá, trở thành một cực tăng trưởng trong khu vực.
Cảnh báo Ấn Độ cũng đang nổi lên là một lựa chọn thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, có khả năng trở thành cực tăng trưởng ở khu vực Nam Á, ông Tuấn nêu rõ, Việt Nam ở xa khu vực này sẽ bỏ lỡ cơ hội trước các nước vệ tinh xung quanh Ấn Độ.

"Để tận dụng cơ hội trở thành trung tâm sản xuất mới của khu vực, đây là thời điểm Việt Nam cần nhanh chóng cải cách, tạo bứt phá trong tăng trưởng thông qua việc thực hiện một chiến lược công nghiệp toàn diện với những mục tiêu cụ thể, tham vọng, song thực tế", - chuyên gia đúc kết.

Nhìn từ thế mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyên gia Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, mặc dù dòng chảy chậm lại với xu hướng thắt chặt quản lý đầu tư nước ngoài, nhưng với các lợi thế của nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút chuyển dịch dòng vốn FDI
"Việt Nam đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu và có thể trở thành một trong những công xưởng lớn của thế giới", - TS. Nguyễn Bích Lâm tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала