Đề xuất chính thức: Lao động được hưởng lương hưu khi đóng BHXH 15 năm

© TTXVN - Trần Thị Mỹ PhươngThành phố Hồ Chí Minh: Chuỗi sự kiện "Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu"
Thành phố Hồ Chí Minh: Chuỗi sự kiện Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2023
Đăng ký
Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Đáng chú ý, Bộ LĐTBXH đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15 năm.

Giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương

Theo đó, Bộ LĐTBXH cho rằng, việc giảm số năm đóng BHXH sẽ tạo điều kiện cho người lao động tham gia hệ thống muộn hoặc đóng không liên tục, đóng thời gian ngắn vẫn được hưởng lương hưu.
Theo đề xuất, người lao động thôi việc và đóng đủ 15 năm BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, điều kiện về độ tuổi bắt đầu hưởng lương hưu lại tăng. Cụ thể, lao động nam đủ 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng, tương ứng với tuổi nghỉ hưu. Mỗi năm sau đó, tuổi hưởng lương hưu tăng thêm 3 tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và thêm 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo luật hiện hành, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường, đóng đủ 20 năm BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu. Mức hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng.
Cũng trong dự thảo lần này, Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung nhóm bắt buộc tham gia BHXH gồm chủ hộ kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã, lao động làm việc theo chế độ linh hoạt, nhằm mở rộng diện bao phủ BHXH.
Tại nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề trước đó, đại diện Bộ LĐTBXH cũng nhiều lần nhắc đến việc giảm số năm đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm, thậm chí là lộ trình xuống 10 năm.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đề xuất này được cụ thể hoá bằng văn bản trình lên Chính phủ và đăng công khai lấy ý kiến đóng góp của người dân trên Cổng thông tin Bộ LĐTBXH.
Cặp đôi lớn tuổi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2023

Phân hoá mức lương hưu ở Việt Nam còn lớn

Xung quanh đề xuất của Bộ LĐTBXH, nhiều ý kiến cho rằng, mức hưởng lương hưu thực tế sẽ rất thấp. Vì vậy, cần có chính sách đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động.
Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, thời gian đóng BHXH ngắn, mức đóng thấp thì mức lương hưu sẽ thấp. Do đó, nếu thấp quá khiến cho người dân không đủ sống, nhà nước cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ để người về hưu đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
"Trước đây chúng ta có quy định mức lương hưu thấp hơn lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu. Thế nhưng bây giờ quy định này đã bỏ rồi nên phải nghiên cứu để làm sao hỗ trợ người lao động có mức hưởng đảm bảo đời sống tối thiểu khi về hưu", - ông Huân kiến nghị.
Về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho hay, mức lương hưu phụ thuộc vào 2 điều kiện là thời gian đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu.
Thời gian đóng ngắn, khi đến tuổi nghỉ hưu mức hưởng không cao, nhưng đó là mức lương hưu tối thiểu. Khi người tham gia BHXH đủ 15 năm nhưng vẫn còn tuổi lao động, sẽ khuyến khích họ tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, tăng thời gian đóng để hưởng lương hưu cao hơn.
Cũng theo ông Quảng, mức lương đóng BHXH hiện nay ở Việt Nam cơ bản còn thấp. Đặc biệt, mức lương hưu có sự phân hoá lớn, có người về hưu hưởng lương rất cao nhưng có người rất thấp, sự chia sẻ lương hưu chưa cao.

"Lương hưu ở các nước không có sự chênh lệch nhiều, vẫn theo nguyên tắc đóng cao hưởng cao, nhưng cơ bản khi về hưu bộ trưởng với người lao động bình thường không chênh lệch nhiều. Trong khi ở nước ta lại có sự phân hóa lớn. Đây là bất cập chính sách cần phải quan tâm để điều chỉnh cho phù hợp hơn", - ông Quảng nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала