Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Việc trục xuất những người Việt nhập cư bất hợp pháp khỏi Nga đã được dự đoán vào năm 1884

© Sputnik / Yuri AbramochkinViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Trên một trong những con phố trung tâm của Hà Nội.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Trên một trong những con phố trung tâm của Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau kể từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.
Trong các bài trước, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những kiến ​​thức về Việt Nam, con người, lịch sử và truyền thống của Việt Nam mà công chúng của Đế quốc Nga có thể tiếp nhận từ các tờ báo và tạp chí của Nga bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19. Tác giả của những bài viết này là những người Nga – những học giả và sĩ quan, những nhà báo, lữ khách đã đến thăm đất Việt. Tất cả các bài viết đó đều ghi rõ tên tác giả, nhiều người trong số đó sau này đã đi vào lịch sử khoa học và văn học Nga.
Nhưng, vào năm 1884, có một bài tản văn không ghi tên tác giả. Tập ghi chép "Thư gửi từ mặt trận Bắc bộ" đã được đăng tải trên tạp chí "Budilnik" (Đồng hồ báo thức) xuất bản ở Matxcơva. Tạp chí không xa lạ với các vấn đề của chính trị thế giới. Nhà báo Nga khuyết danh chắc chắn là người Nga, vì tạp chí này không đăng các tác giả nước ngoài. Kỹ năng của tác giả là tuyệt vời. Đọc bài viết của tác giả này trong ngày hôm nay, ta cảm thấy như đang lui về khung cảnh nửa sau thế kỷ XIX. Có ấn tượng rằng dường như tác giả đã từng trải qua một thời gian dài ở Việt Nam, là chứng nhân của tất cả những sự kiện gắn với cuộc chinh phạt của Pháp biến đất nước này thành thuộc địa. Tuy nhiên, tác giả không xác nhận về sự hiện diện thực tế của mình tại Việt Nam. Hơn nữa - trong những năm đó, theo tài liệu lưu trữ, chưa hề có bất cứ người Nga nào từng sống thời gian dài ở Việt Nam. Do đó những kiến ​​thức về tình hình Việt Nam chỉ có thể là được tác giả tập hợp từ mục tin tức của những tờ báo xuất bản ở Nga mà như ta thấy, phản ánh khá khách quan về những gì diễn ra ở Việt Nam.
Nhà văn Nga Konstantin Mikhailovich Stanyukovich - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2023
Những trang sử vàng
Người Nga đã biết được gì về Việt Nam vào năm 1864?
Tác giả phác ra những bức biếm họa xấu xa độc ác của nhiều quan chức chính trị và quân sự thời đó. Thí dụ, người tổ chức bành trướng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam Jules Ferry, Đô đốc Courbet chỉ huy các chiến dịch quân sự ở Bắc Kỳ, Tướng Milhaud Tư lệnh quân đoàn viễn chinh… Tác giả mô tả chính xác những hành vi của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam, viết về Quân cờ đen, cuộc xung đột tại Lạng Sơn. Với nỗi đau và sự bất bình tác giả mô tả sự thiệt hại và tàn phá mà cuộc xâm lược của thực dân Pháp gây ra ở Việt Nam. Đồng thời, trong bài viết dành những cảm tình thân thiện nhất cho người dân Việt Nam.
"Người Việt rất vui vẻ, lịch sự và tinh tế", - tác giả nhấn mạnh.
Một khía cạnh khác trong tập ghi chép của nhà báo Nga khuyết danh đăng tải trên tạp chí "Budilnik" vào năm 1884 cũng rất đáng chú ý. Đây là những dự đoán của tác giả như trong phim viễn tưởng, nhưng nếu nhìn sâu vào thì chứng tỏ tác giả là người có tài tiên đoán, có thể nhìn xa trông rộng vào tương lai. Ví dụ, những dự đoán liên quan đến quá trình phát triển giao thông đường sắt ở Nga và Việt Nam theo thời gian, và những vấn đề mà người Việt Nam sẽ phải đối mặt ở Nga.
Ví dụ, nhân vật trong bài tản văn đã đi từ Matxcơva đến Huế bằng… đường sắt. Xin đừng quên rằng ta đang nói về năm 1884. Đường sắt Xuyên Siberia kết nối Matxcơva với chính các thành phố của Nga ở Đông Siberia và Viễn Đông cũng phải 7 năm sau mốc đó mới được bắt đầu xây dựng. Đường sắt giữa Hà Nội và Lào Cai khánh thành năm 1906, còn giao thông đường dài Bắc-Nam cũng chỉ có vào năm 1936. Đi tàu hỏa liên vận từ Matxcơva đến Hà Nội, với trạm trung chuyển ở Bắc Kinh, chỉ thành hiện thực trong nửa sau những năm 50 của thế kỷ trước. Vì vậy, năm 1884, không một ai có thể mơ đến khả năng thực hiện chuyến đi tàu từ kinh thành Matxcơva đến kinh đô Huế. Không một ai, ngoại trừ tác giả của bài tản văn trên tạp chí Matxcơva.
Và còn thêm thí dụ khác. Tác giả viết rằng, trong số các hành khách của chuyến tàu kỳ bí này có cả những người Việt, bị trục xuất về quê hương vì lỗi sinh sống ở Nga mà không có hộ chiếu. Và đó là vào năm 1884! Xin nói rõ: thời đó ở nước Nga không hề có một người Việt nào! Những người Việt đầu tiên xuất hiện ở Nga chỉ 40 năm sau đó, khi đến Liên Xô để học tập trong hệ thống các trường của Quốc tế cộng sản. Còn việc trục xuất khỏi Nga những người Việt sống ở đất nước bạch dương mà không có hộ chiếu - chỉ là thực tế vào những năm 1990.
Nguyễn Ái Quốc (thứ ba bên trái) cùng với các đại biểu dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Matxcơva năm 1924 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Những trang sử vàng
Người Nga biết đến Việt Nam và người Việt Nam biết đến Nga từ khi nào?
Vậy thì ai là tác giả của loạt bài luận trên tạp chí "Budilnik"? Có giả thiết rằng đó là đại văn hào Nga Anton Chekhov. Năm 1884, ông 24 tuổi, còn chưa nổi danh trong công chúng rộng rãi. Và chính vào thời gian đó Anton Chekhov cộng tác với tạp chí "Budilnik". Nhưng điều này là cũng chỉ là phỏng đoán. Hy vọng rằng qua thời gian chúng ta sẽ biết được ai trong số người Nga đã không chỉ mô tả chính xác thực tế Việt Nam vào năm 1884 mà còn đưa ra nhiều dự đoán thú vị về tương lai.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала