Xuất hiện truyền thống mới trong quan hệ Nga-Việt

© Ảnh : MGIMOCuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO
Cuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Đăng ký
Ở Nga ngày càng gia tăng mối quan tâm đến Việt Nam. Một trong những bằng chứng rõ nét là cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Nga trong lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp (dịch thuật chính trị-xã hội), được tổ chức lần thứ hai tại Học viện Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO) thuộc Bộ Ngoại giao Nga.
Sự kiện có phần tham gia của các sinh viên chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam đến từ MGIMO, Viện Các nước Á-Phi trực thuộc ĐHTH Lomonosov Matxcơva (MGU), Trường Kinh tế Cấp cao Matxcơva, ĐHTH Ngôn ngữ Matxcơva, ĐHTH Quốc gia Saint-Petersburg, ĐHTH Liên bang Kazan. Cuộc thi tiến hành theo hai giai đoạn: từ tháng 12 đến tháng 1, thí sinh từ các điểm thi trực tuyến đồng thời dịch văn bản chính trị-xã hội dài khoảng 2 trang từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga. Kết quả của giai đoạn này là 27 người được chọn và trong giai đoạn thi chung kết, vừa diễn ra ở hình thức hỗn hợp tại MGIMO, có 16 sinh viên Cử nhân và 5 sinh viên Cao học từ bốn trường đại học Matxcơva và ĐHTH Quốc gia Saint-Petersburg tham dự. Trước sự chứng kiến ​​của Ban giám khảo và khách mời, các thí sinh này phải dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga ba biểu thức và một đoạn văn ngắn nói về những vấn đề bức thiết nhất trong chính trị thế giới và đời sống xã hội đương đại.
Cuộc thi do Khoa tiếng Trung-Việt-Thái-Lào phối hợp với Trung tâm ASEAN của MGIMO tổ chức, còn có phần tham gia của Hội Hữu nghị Nga-Việt và tài trợ của Quỹ «Truyền thống Hữu nghị» xúc tiến hợp tác Nga-Việt.
Đại diện Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại LB Nga và các tổ chức quần chúng Việt Nam, các giảng viên, sinh viên Việt Nam và Nga từ các trường đại học Matxcơva đã đến dự, cổ vũ các thí sinh, cùng với họ còn có phóng viên các cơ quan truyền thông Việt Nam và Nga theo dõi phản ánh diễn biến sự kiện độc đáo này.
Phát biểu tại nghi lễ khai mạc, bà Olga Maslovets Chủ nhiệm Khoa tiếng Trung-Việt-Thái-Lào tại MGIMO đã ghi nhận Việt Nam là đối tác quan trọng của Nga ở châu Á, và bà nhấn mạnh, Học viện MGIMO rất chú trọng đào tạo các nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế có trình độ cao và nắm vững tiếng Việt, nhà trường đang tăng cường tuyển sinh cho các chuyên ngành này.

«Cuộc thi dịch thuật tiếng Việt toàn Nga do MGIMO tổ chức đã trở thành truyền thống mới mẻ trong lịch sử quan hệ giữa hai nước chúng ta», – ông Andrei Tatarinov Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi, Đại sứ Nga tại Việt Nam những năm 2001-2004 cho biết.

© Ảnh : MGIMOCuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO
Cuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Cuộc thi dịch tiếng Việt lần thứ hai tại MGIMO

«Cách đây 50 năm, khi tôi tốt nghiệp MGIMO, số chuyên gia về Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Là người kỳ cựu trong lĩnh vực Việt Nam học, tôi rất vui mừng khi «cây thế hệ» của chuyên ngành này ngày càng phát triển, xanh tốt, đơm hoa, kết trái và đây chính là chìa khóa để phát triển thành công mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam. Tôi hy vọng rằng nhiều bạn trẻ tham gia cuộc thi sẽ góp phần củng cố mối quan hệ gắn kết nhân dân hai nước chúng ta bất chấp mọi biến động trong chính trị quốc tế, và tôi hoàn toàn tin chắc rằng quan hệ hữu nghị và tình anh em thân thiết này sẽ trường tồn nhiều thế kỷ».

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ «Truyền thống và Hữu nghị» xúc tiến hợp tác Nga-Việt lưu ý, những cuộc thi và gặp gỡ như thế này giúp giới trẻ Nga và Việt Nam hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của hai nước, hiểu hơn về phong tục tập quán, tâm hồn của mỗi dân tộc.

«Quỹ của chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ những sự kiện vốn cần thiết cho sự nghiệp đào tạo chuyên gia và đóng góp vào đà phát triển quan hệ giữa hai nước chúng ta», - ông bày tỏ.

Phải nói luôn là sự hỗ trợ của Quỹ dành cho cuộc thi rất đáng kể: cung cấp phần thưởng tuyệt đẹp cho các cá nhân thắng cuộc và người dự thi, đồng thời tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia và khách mời của cuộc thi được nếm thử những món ăn đặc sản ngon lành và phong phú của bếp Việt.

«Chúng tôi tổ chức cuộc thi lần thứ hai và nhận thấy đây là hình thức kiểm tra kiến ​​thức của sinh viên rất hữu ích», - bà Svetlana Glazunova, giảng viên dạy tiếng Việt tại MGIMO, người khởi xướng và tổ chức cuộc thi cho biết.

© Ảnh : MGIMOChủ tịch Hội đồng giám khảo - ông Andrei Tatarinov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại CHXHCN Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng giám khảo - ông Andrei Tatarinov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại CHXHCN Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Chủ tịch Hội đồng giám khảo - ông Andrei Tatarinov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại CHXHCN Việt Nam

«Mặc dù nhiều thí sinh rất hồi hộp và vì thế không thể hiện được hết tầm sâu kiến ​​​​thức và kỹ năng chuyên môn của mình, nhưng không có trường hợp nào từ chối trả lời, như trong cuộc thi đầu tiên, tất cả đã biết trấn tĩnh và thoát ra khỏi tình thế phức tạp. Nhiều bạn trẻ đã cải thiện trình độ của họ: ví dụ, người chiến thắng trong cuộc thi hiện tại là trong số các sinh viên Cử nhân và Thạc sĩ đã giành vị trí Nhì và Ba hồi năm ngoái. Cuộc trao đổi bàn tròn giữa các thành viên mà chúng tôi sắp xếp sau khi thi rất bổ ích cho những người tham gia, nơi các bạn trẻ có thể nhận lời khuyên vô giá cho sự nghiệp chuyên môn tiếp theo của họ. Cả đối với các giảng viên nữa, đây cũng là sự kiện hữu ích, cho phép biết được những điều mới mẻ, giúp đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong hệ thống đào tạo sinh viên của chúng ta».

Lời khuyên vàng ngọc dành cho các chuyên gia Việt Nam học trẻ tuổi

Tại cuộc trao đổi bàn tròn mà bà Svetlana Glazunova nhắc tới, ông Andrei Tatarinov đã chia sẻ với cử toạ về những giai đoạn hình thành và phát triển quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam, cũng như những trường hợp thú vị từ thực tiễn ngoại giao và dịch thuật của ông. Nhắn gửi căn bản của ông dành cho các bạn trẻ Việt Nam học là: hãy vững tin vào chính mình, sự tự tin của một phiên dịch viên rất quan trọng và tạo không khí trong đàm phán. Thành viên Ban giám khảo, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, phiên dịch viên xuất sắc Ekaterina Bakeeva đã chia sẻ về những khó khăn trong công tác dịch thuật và những điều tế nhị trong công việc của những nhà ngoại giao trẻ.
Ý kiến của một thành viên khác trong Ban giám khảo là ông Piotr Tsvetov, Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội Hữu nghị Nga-Việt, đã khơi lên cuộc trao đổi quan điểm sôi nổi, về tầm quan trọng của kiến ​​​​thức Đất nước học của một phiên dịch viên. cần không ngừng mở rộng tầm nhìn, nắm bắt và nhận thức kịp thời mọi sự kiện quốc tế. Cũng cần nói thêm rằng Hội Hữu nghị Nga-Việt đã cung cấp số lượng lớn những bức ảnh tái hiện tất cả các giai đoạn phát triển hơn 70 năm của bang giao giữa Nga và Việt Nam. Có thể nhìn thấy những bức ảnh thú vị này ở tiền sảnh hội trường tổ chức cuộc thi.
© Ảnh : MGIMOThí sinh suy nghĩ thực hiện bản dịch. Ảnh: MGIMO
Thí sinh suy nghĩ thực hiện bản dịch. Ảnh: MGIMO - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Thí sinh suy nghĩ thực hiện bản dịch. Ảnh: MGIMO
Và thế là đã đến thời điểm mong đợi: Lễ trao giải. Từ TP Hồ Chí Minh, nơi chị đang thực tập và dự thi theo cách trực tuyến, chị Anastasia Bobylkina, sinh viên Thạc sĩ Khoa Đông phương ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg đã giành vị trí xuất sắc nhất trong số các thí sinh tham gia cuộc thi. Còn người giỏi nhất trong số các sinh viên Cử nhân là Evgeny Moiseev sinh viên năm IV của Trường Kinh tế Cấp cao Matxcơva. Ngoài những người chiến thắng trong tốp ba dẫn đầu, còn có các giải thưởng trao theo loại hình «Bản dịch chính xác nhất», «Tốc độ dịch tốt nhất», «Cách phát âm chuẩn nhất», cũng như giải thưởng «Thiện cảm của khán giả». Những người chiến thắng và đoạt giải đã nhận máy tính bảng, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và các tiện ích điện tử khác, cũng như sách bằng tiếng Việt về nghề ngoại giao và những vấn đề chính trị hiện nay.
Anh Evgeny Moiseev xúc động chia sẻ ấn tượng của mình:

«Cuộc thi là hoạt động rất hữu ích, được tổ chức hoàn hảo, như tất cả các sự kiện của MGIMO. Cuộc thi tạo cơ hội để thu nhận những lời khuyên sáng giá từ các chuyên gia tiền bối trong nghề nghiệp là nhà ngoại giao và dịch giả, dịp gặp gỡ giao lưu với sinh viên từ các trường đại học khác, kết thêm bạn mới. Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, sẽ học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ và bổ ích cho bản thân».

Chiến thắng của Evgeny Moiseev có phần hỗ trợ đắc lực từ vốn kiến ​​​​thức sâu rộng mà các giảng viên cung cấp. Trong tương lai, chàng trai này muốn kết hợp công việc trong cơ quan Nhà nước theo hướng Việt Nam, với hoạt động khoa học, vì Evgeny thấu hiểu sự cần thiết phải đảm bảo cho liên hệ kinh tế Nga-Việt có cơ sở phân tích và chuyên gia tốt.

Cơ hội thể hiện kiến ​​thức

Và để kết luận, xin dẫn ý kiến ​​của một dịch giả giàu kinh nghiệm, TS Ngữ văn Vladimir Serbin giảng viên ĐHTH Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga:

"Cuộc thi này đã là cơ hội tốt đẹp để các sinh viên thể hiện khả năng kiến ​​thức, rèn luyện sức bền và tự chủ, học cách trình bày trước công chúng và cuối cùng, thể hiện mình như một chuyên gia tương lai. Tôi nghĩ rằng trong những cuộc thi kế tiếp sẽ có đại diện của các tổ chức khác nhau cũng được mời dự, để họ có thể tìm thấy tại đây những nhân viên giá trị. Hoạt động này cũng là nền tảng tuyệt vời để trao đổi quan điểm về giảng dạy và ngôn ngữ học. Thật tuyệt khi cộng đồng người Việt tại Nga xác nhận ý nghĩa giá trị của cuộc thi và dành sự quan tâm, ủng hộ quý báu cho một sự kiện trong học đường Nga".

Dự án nhân văn “Giáo viên Nga ở nước ngoài” - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Lần đầu tiên Nga chính thức cử chuyên gia sang giảng dạy Tiếng Nga tại trường Phổ thông Việt Nam
Cuộc thi thứ hai đã kết thúc, Ban tổ chức bắt đầu phân tích kết quả, thành công và thiếu sót, cũng như nghĩ đến việc tiến hành cuộc thi thứ ba tiếp theo. Nét truyền thống mới trong quan hệ Nga-Việt đang được bồi dưỡng và trên đà phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала