Những chi tiết về quá trình quay bộ phim truyện đầu tiên của Nga về Chiến tranh Việt Nam

© Ảnh : viettimesKhẩu đội súng phòng không 12,7 mm trong chiến tranh Việt Nam
Khẩu đội súng phòng không 12,7 mm trong chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Đăng ký
Công ty điện ảnh Globus-film của Nga hợp tác với Kênh truyền hình liên bang toàn Nga Channel One đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho việc quay bộ phim lịch sử quân sự với nhan đề “Liên Xô”.
Dự án phim ra đời với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng và Bộ Văn hóa Nga, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Nga và Quỹ hỗ trợ phim yêu nước quân sự được thành lập theo quyết định của Tổng thống Vladimir Putin, Hội đồng quản trị mà người đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Bộ phim "Liên Xô" là dự án quốc gia của Liên bang Nga. Đây là bộ phim dài tập đầu tiên của Nga về Chiến tranh Việt Nam và sự tham gia của các chuyên gia quân sự Liên Xô trong đó.

Đóng góp của Liên Xô vào chiến thắng của Việt Nam

Tại cuộc gặp với các cựu chiến binh Nga nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không", Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi nhấn mạnh rằng, trong những năm tháng chiến tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận sự giúp đỡ chân thành và hỗ trợ to lớn của chính phủ và nhân dân Liên Xô.
Người dân Việt Nam không bao giờ quên những ân tình đó và hiểu rằng, chính sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của những người bạn Liên Xô đã góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Ông Skrebliukov và ông Ninh Công Khoát tại Bảo tàng Lịch sử Quân đội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2022
“Chuyến công tác đặc biệt” vẫn tiếp tục
“Người dân Việt Nam không bao giờ quên rằng, một số lượng lớn các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đến chiến trường Việt Nam. Kề vai sát cánh cùng quân và dân ta chiến đấu chống quân xâm lược, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến tất cả họ, và xin cúi đầu tưởng nhớ đến các đồng chí Liên Xô đã chiến đấu anh dũng và hy sinh trong cuộc chiến đấu chính nghĩa vì nền độc lập của Việt Nam. Việt Nam và Nga hiện nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Liên Xô trong quá khứ. Sự tin tưởng chính trị và hỗ trợ lẫn nhau là cơ sở tin cậy để thúc đẩy quan hệ song phương”, - Đại sứ Đặng Minh Khôi nói.
Theo dữ liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Liên Xô, 6.359 tướng lĩnh, sĩ quan và hơn 4.500 hạ sĩ quan, binh sĩ của Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã tham gia Chiến tranh Việt Nam từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974. Gần 2.200 người trong số đó được trao tặng huân huy chương của Liên Xô, và hơn 3.000 người được Việt Nam tặng thưởng huân huy chương, trong đó phần lớn là những người lính tên lửa Liên Xô.

Bộ phim mới sẽ nói lên điều gì

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, bà Natalia Smirnova, nhà sản xuất phim, giám đốc hãng điện ảnh Globus-Film, cho biết rằng, bộ phim "Liên Xô" sẽ đưa người xem đến năm 1965. Vào mùa xuân năm 1965, các chuyên gia Liên Xô đầu tiên về tên lửa phòng không cùng các hệ thống tên lửa phòng không S-75 đã đến Hà Nội. Họ đã tới Việt Nam để huấn luyện các trắc thủ Việt Nam vận hành các thiết bị quân sự hiện đại nhất của Liên Xô vào thời điểm đó, nhưng, ngay từ tháng 6, chính họ đã tham gia các trận chiến để tiêu diệt máy bay Mỹ.
Thu thập tài liệu cho bộ phim, chúng tôi đã nói chuyện với các cựu chiến binh Nga, những người trực tiếp tham gia các sự kiện đó và đọc hồi ký của họ. Tất cả họ đều có những hồi tưởng ấm áp về những người đồng chí Việt Nam, nhiều người trong số họ duy trì mối quan hệ hữu nghị suốt đời. Chúng tôi cố gắng cho khán giả thấy tầm quan trọng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta. Để khán giả thấy những cảnh đẹp của Việt Nam trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, khi cuộc xâm lược tàn phá thiên nhiên và cuộc sống của con người.
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Các nhà làm phim Nga lần đầu tiên quay một bộ phim về chiến tranh Việt Nam
Natalia Smirnova lưu ý rằng, kịch bản của bộ phim đã có sẵn. Biên kịch và đạo diễn - Igor Grinyakin, người từng đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh Nga "Đại bàng vàng" và "TEFI". Thời gian quay phim dự kiến ​​từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12 năm nay. Gần như toàn bộ phim sẽ được quay tại Việt Nam.

“Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Văn hóa Nga đã thông báo với các đồng nghiệp Việt Nam về kế hoạch quay phim. Trả lời bức thư này, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam hứa sẽ hỗ trợ. Khoảng 20 diễn viên Nga sẽ tham gia quay phim, bao gồm hai nhân vật chính và ba nhân vật phụ.

Các đồng nghiệp Việt Nam sẽ đảm nhận một vai nữ chính và hai vai phụ rất quan trọng, cộng với một vài vai khách mời. Tất nhiên, việc phóng tên lửa sẽ không được thực hiện trong quá trình quay phim, cảnh này sẽ được thể hiện bằng đồ họa máy tính và các hiệu ứng đặc biệt, bắn pháo. Trong quá trình làm phim chúng tôi sẽ làm việc theo lịch trình thực của các sự kiện: các cảnh quay đầu tiên sẽ được thực hiện gần Hà Nội, sau đó bộ phim sẽ cho thấy cuộc tiến công của các trung đoàn tên lửa với các chuyên gia Liên Xô theo hướng nam, đến vĩ tuyến 17”, - nhà sản xuất phim Natalia Smirnova cho biết.

Các nhân vật chính của bộ phim và nguyên mẫu ngoài đời

Nguyên mẫu của hai nhân vật chính trong bộ phim là các sĩ quan Liên Xô Fedor Ilyinykh và Boris Mozhaev, các trung đoàn tên lửa của họ đã bắn hạ mấy chiếc máy bay đầu tiên của kẻ xâm lược trên bầu trời Việt Nam. Kể từ tháng 7/1965 cho đến khi kết thúc chiến tranh, gần 1.300 máy bay Mỹ đã bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52.

“Ngay trong trận chiến đầu tiên vào ngày 24 tháng 7 năm 1965, trung đoàn của Boris Mozhaev đã bắn rơi 3 chiếc máy bay địch gần Hà Nội, kể từ đó, ngày này được coi như ngày lễ của Lực lượng Tên lửa Việt Nam, - ông Nikolay Kolesnik, một trong những tư vấn của bộ phim, Chủ tịch tổ chức xã hội liên vùng của các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, người đã từng tham gia các trận đánh tên lửa năm 1965, nói với Sputnik. – Trong các trận đánh, lính tên lửa đã sử dụng chiến thuật phục kích. Đó là - rình đón máy bay ở một nơi không mong đợi, khai hỏa và ngay lập tức di chuyển đến khu vực khác. Chiến thuật này đã được lấy làm cơ sở trong thời gian Chiến tranh Việt Nam - đầu tiên là bởi những chuyên gia tên lửa Liên Xô, sau đó là những người lính tên lửa Việt Nam do họ huấn luyện."

Phòng không hoạt động ngày 19/12/1972 trong cuộc không kích của máy bay B-52 Mỹ vào Hà Nội và miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
“Những bàn tay vàng” Việt Nam và Liên Xô đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
"Fyodor Ilinykh đã trở thành bậc thầy được công nhận tại Việt Nam về việc sử dụng chiến thuật phục kích. Trong chuyến đi kéo dài 9 tháng tại VNDCCH, trung đoàn Ilinykh đánh 18 trận, bắn rơi 24 máy bay Mỹ. Vào mùa thu năm 1965, nhóm chuyên gia tên lửa cao cấp của Liên Xô tại Việt Nam đã gửi tờ trình lên Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Liên Xô về việc trao tặng Fyodor Ilinykh Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Tuy nhiên, trong điều kiện bí mật về công việc của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam, ý tưởng này đã không được thỏa mãn. Fedor Ilyinykh chỉ được trao tặng Huân chương Lenin, mà đây là huân chương cao nhất được Liên bang Xô viết trao tặng."
Natalia Smirnova lưu ý rằng, bộ phim “Liên Xô” không phải là phim tài liệu mà là phim truyện. Tất nhiên, sẽ có các yếu tố hư cấu, một số thay đổi về thời gian, sẽ có những thay đổi trong các sự kiện có thật, tính cách của các nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, cũng sẽ có những nhân vật hư cấu. Fedor Ilyinykh và Boris Mozhaev chỉ là nguyên mẫu của hai nhân vật chính, sẽ mang tên khác trong phim, mặc dù hơi giống với tên thật.
Vào cuối cuộc phỏng vấn với Sputnik, bà Natalia Smirnova, nhà sản xuất bộ phim Nga đầu tiên về Chiến tranh Việt Nam, nói rằng, toàn bộ đoàn làm phim bày tỏ hy vọng bộ phim này sẽ không chỉ được chiếu ở Nga mà còn ở Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала