Việt Nam không bỏ mặc Myanmar

© Ảnh : Báo Thế giới và Việt NamĐại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Đăng ký
Phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 77 ngày 16/3, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu quan ngại về tình hình Myanmar sau hơn 2 năm đảo chính vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Việt Nam kêu gọi các bên cần bước vào đối thoại và thực hiện đầy đủ, hiệu quả Đồng thuận 5 điểm đã được ASEAN thông qua, để bảo vệ thường dân và tiếp cận cứu trợ nhân đạo, y tế.

Việt Nam quan ngại về tình hình Myanmar

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 77 ngày 16/3 đã tổ chức phiên họp để thảo luận về tình hình Myanmar.
Theo thông cáo của Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã trình bày quan điểm của Hà Nội liên quan vấn đề Myanmar.
Theo đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ quan ngại của Việt Nam về tình hình Myanmar hơn 2 năm qua vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Nhà ngoại giao Việt Nam lưu ý về nền kinh tế bị tàn phá, khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, tác động lớn đối với phụ nữ và trẻ em tại Myanmar.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là tất cả các bên liên quan phải kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực và bắt đầu đối thoại ý nghĩa, bao trùm nhằm đạt được giải pháp hòa bình và bền vững phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân Myanmar”, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ.
Đồng thời, trong triển vọng lâu dài, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Đồng thuận 5 điểm đã được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua, bảo đảm tiếp cận nhân đạo và y tế cho tất cả người dân và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là bảo vệ dân thường.
Đồng thuận 5 điểm là một kế hoạch mà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar đã thống nhất với các lãnh đạo khác của ASEAN trong hội nghị đặc biệt diễn ra tại Indonesia vào cuối tháng 4/2021, ba tháng sau đảo chính lật đổ chính quyền bà Aung San Suu Kyi.

Việt Nam hợp tác chặt chẽ với ASEAN và quốc tế hỗ trợ Myanmar

Thế khó của các quốc gia Đông Nam Á đối với vấn đề Myanmar chính là đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc của mình, trong đó có tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Hồi cuối tháng 2, ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho rằng, các biện pháp can dự hiệu quả đối với tình hình Myanmar là cần thiết, nhưng quá trình thực thi “Đồng thuận 5 điểm của ASEAN” nhằm tìm giải pháp chấm dứt bạo lực, hướng tới hòa bình, hòa giải dân tộc ở Myanmar đang chậm hơn mong đợi.
Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan cùng lãnh đạo nhiều nước ASEAN cho biết, sẽ là “ngõ cụt” néu các bên liên quan chính ở Myanmar không ngồi xuống đối thoại trực diện và trung thực về lợi ích chung và tương lai lâu dài của đất nước.
Phát biểu tại LHQ hôm 16/3, về vai trò của ASEAN, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho hay, Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của Indonesia, Chủ tịch ASEAN.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ, Việt Nam ủng hộ hợp tác chặt chẽ giữa LHQ và ASEAN trong thúc đẩy giải quyết vấn đề Myanmar, trong đó có sự hợp tác giữa 2 Đặc phái viên của LHQ và ASEAN, giữa Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (AHA) với các cơ quan LHQ trong cứu trợ nhân đạo.
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2022
Trung Quốc và Anh ‘cãi nhau ỏm tỏi’, Việt Nam nêu điều cần làm ngay với Myanmar

“Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN, thúc đẩy đối thoại và hòa giải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar”, ông Đặng Hoàng Giang nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kêu gọi tăng cường các nỗ lực giải quyết các nguyên nhân gốc rễ đối với tình hình người tị nạn ở bang Rakkhine và tạo thuận lợi đề người dân có thể hồi hương an toàn, tự nguyện, và tái hòa nhập cộng đồng.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, với vai trò là thành viên ASEAN và Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết, thu hẹp các khác biệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала