Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Cuộc "đổ bộ" lớn nhất của người Nga vào Việt Nam thế kỷ 19

© Ảnh : MAE RASEsper Esperovich Ukhtomsky - nhà ngoại giao, nhà phương Đông, nhà báo, nhà thơ, dịch giả người Nga
Esper Esperovich Ukhtomsky - nhà ngoại giao, nhà phương Đông, nhà báo, nhà thơ, dịch giả người Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài về quá trình người Nga và người Việt Nam tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau kể từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Chúng tôi hoàn thành câu chuyện về chuyến thăm Sài Gòn vào tháng 3 năm 1891 của Sa Hoàng thừa kế ngôi vua Nikolai Romanov.
Sa Hoàng Nikolai, người mà 3 năm sau chuyến đi các nước phương Đông trở thành Nga hoàng Nikolai II, đã thực hiện chuyến đi dài ngày này cùng với một đoàn tùy tùng đông đảo gồm các chức sắc triều đình, quan chức chính phủ, cố vấn và nhà khoa học. Trong đoàn tùy tùng có hơn năm trăm người. Ngoài ra, trên các tàu của hải đội đã có khoảng một trăm sĩ quan và khoảng hai nghìn thủy thủ. Vì vậy, đó là thời điểm Nga thực hiện cuộc "đổ bộ" lớn nhất vào đất Việt Nam. Tất cả những người này đều có thể tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam ở mức độ này hay mức độ khác, và khi trở về Nga, họ đã chia sẻ ấn tượng của mình với đồng bào.

Lòng biết ơn chân thành gửi đến bá tước Ukhtomsky

Trong đoàn tùy tùng Sa Hoàng Nikolai có Bá tước Ukhtomsky - một nhà khoa học nổi tiếng, chuyên gia về các quốc gia phương Đông và Phật giáo, nhà ngoại giao và nhà khoa học chính trị, nhà báo và nhà hoạt động xã hội. Trong quá trình chuyến đi này, trong tầng hầm của các con tàu chứa đầy những món quà phương Đông khác nhau: sản phẩm cổ xưa và hiện đại của thợ thủ công địa phương, di tích tôn giáo, thậm chí cả sinh vật sống: hổ, báo, khỉ, voi lùn. Những con vật này sau đó đã được tặng cho các sở thú của Nga, và bá tước Ukhtomsky đã chọn một số món quà để tạo ra bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo tuyệt vời. Vào năm 1893, bộ sưu tập này đã được trưng bày trong hội trường của Cung điện Mùa đông Hoàng gia ở St. Petersburg, nay là Bảo tàng Hermitage nổi tiếng thế giới.
Hơn nữa, cuộc triển lãm này đã mở cửa cho công chúng. Viên thư ký cho Hoàng tử kế vị là bá tước Ukhtomsky đã ghi chép các sự kiện này trong cuốn sách "Hành trình của Sa Hoàng thừa kế ngôi vua đến phương Đông". Các ghi chép đã được công bố ở St. Petersburg vào năm 1893 (gồm ba tập) và năm 1897 (gồm hai tập). Một trăm năm sau, một ấn bản tái bản của cuốn sách này đã được xuất bản ở Nga với số in rất nhỏ, thật không may, nó ngay lập tức trở thành cuốn sách hiếm. Trong cuốn sách này với nhiều bức tranh đẹp về thiên nhiên và các bức ảnh, có một đoạn mô tả điểm dừng chân của các vị du khách Nga tại Việt Nam. Tác giả viết đoạn này với sự cảm thông chân thành đối với người dân Việt Nam.
© Ảnh : MAE RASCuốn sách ""Hành trình của Sa Hoàng thừa kế ngôi vua đến phương Đông" của ông Ukhtomsky
Cuốn sách Hành trình của Sa Hoàng thừa kế ngôi vua đến phương Đông của ông Ukhtomsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Cuốn sách ""Hành trình của Sa Hoàng thừa kế ngôi vua đến phương Đông" của ông Ukhtomsky

Người Sài Gòn, giống như người Matxcơva, tự đốt cháy nhà của họ

Ông Ukhtomsky nhắc nhở độc giả rằng, trong nhiều thế kỷ, thực dân châu Âu đã cố gắng thâm nhập vào các vùng đất hưng thịnh và yên bình của Nam Kỳ, và cuối cùng người Pháp đã thành công, "Napoléon Đệ Tam, liên minh với Tây Ban Nha, ra lệnh thực hiện cuộc thập tự chinh chống lại Việt Nam, cuộc đấu tranh đã diễn ra với thương vong đáng kể. Sau khi giành chiến thắng cùng với Tây Ban Nha, Pháp đề nghị Tây Ban Nha rời khỏi Nam Kỳ, và giải thích thêm rằng, Tây Ban Nha nên đến Bắc Kỳ, nhưng, người Tây Ban Nha không còn đủ sức để làm như vậy".
Nhà khoa học Nga viết: "Người Việt Nam không chịu khuất phục và mất tự do độc lập ngay lập tức. Vì vậy họ chiến đấu chống Pháp để bảo vệ từng tấc đất của mình. Người Việt Nam dũng cảm tấn công và thậm chí đã đánh nhau với người Pháp, thể hiện quyết tâm không chịu bị chinh phục".
Bá tước Ukhtomsky viết rằng, Sài Gòn là thành phố xây dựng theo phong cách châu Âu trên nền những túp lều mà người Việt tự đốt cháy khi khởi nghĩa chống sự xâm lược của thực dân Pháp. Đọc những dòng này, bạn bất giác nhớ lại người dân Matxcơva, những người cũng đã tự đốt cháy thành phố của họ khi Matxcơva bị quân địch chiếm, đó cũng là quân đội Pháp, và cũng là dưới sự chỉ huy của Napoléon, ở Việt Nam là Napoléon Đệ tam, còn ở Nga vào năm 1812 là Napoléon Đệ nhất. Tuy nhiên, người Pháp buộc phải rút khỏi Matxcơva sau một tháng, còn ở Sài Gòn họ đã hiện diện gần một thế kỷ.
Nhà văn Nga Vsevolod Krestovsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Những trang sử vàng
Sài Gòn cuối thế kỷ 19 qua con mắt du khách Nga

Viết về cư dân Sài Gòn, bá tước lưu ý: "Niềm đam mê mang ô bên mình đặc biệt nổi bật ở những người này. Trước đây ở Việt Nam, ô dù được coi là một thuộc tính và đặc quyền của giới quyền lực. Bây giờ ai cũng có quyền mang ô dù, điều này khiến người dân địa phương rất vui mừng".

Du lịch Chợ Lớn 132 năm trước

Bá tước Ukhtomsky cũng lưu ý đến số lượng lớn người Trung Quốc nhập cư vào miền Nam Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc nhở rằng, đây là 132 năm trước.
Ông viết: "Nếu những người Hoa kiều đó không được phép tụ họp trong các hội kín mang tính hung hăng và quyết liệt, thì khó có thể tìm được những người dễ dãi hơn và hữu ích hơn".
Từ cuốn sách của ông Ukhtomsky, độc giả Nga có thể biết về cuộc sống ở Chợ Lớn cách đây 130 năm.

Ông ghi: "Đây là một thành phố tương đối tiện nghi, đông dân hơn Sài Gòn, có vài chục nghìn dân, gần như tất cả đều là người Hoa, tất cả đều giao thương thành công, hàng chục nghìn tấn gạo qua tay họ mỗi năm. Tâm trạng của họ khá bình tĩnh hơn là cố chấp. Tuy nhiên, một xu hướng dân tộc nhất định vẫn tồn tại trong họ".

© Ảnh : MAE RASNhững cuốn sách của ông Ukhtomsky
Những cuốn sách của ông Ukhtomsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Những cuốn sách của ông Ukhtomsky
Bá tước Ukhtomsky mô tả những chiếc thuyền Việt Nam mà hải đội của Hoàng tử gặp phải trên đường đến Sài Gòn.
"Những người chèo thuyền cả hai giới đều đội những chiếc mũ rơm rộng, bên dưới là một búi tóc bôi dầu dừa nhô ra, đứng và chậm rãi làm việc như những người lái thuyền gondola ở Venice của Ý. Những người này mặc áo cánh màu nâu và xanh. Đàn ông - không râu, phụ nữ môi đỏ mọng và miệng đen, những cậu bé với cái đầu cạo trọc. Cả gia đình sống trên thuyền tam bản, chỉ có vài chiếc chiếu, cái vạc nhỏ để nấu thức ăn, rương gỗ, tượng thần và võng cho trẻ sơ sinh cùng đồ dùng", - bá tước Ukhtomsky viết.

Bá tước Nga viết về truyền thống và tín ngưỡng của người Việt

Bá tước Ukhtomsky cung cấp cho độc giả nhiều thông tin về tôn giáo, truyền thống và phong tục dân tộc của người Việt Nam. Lễ hội rồng đã gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ với ông.
"Đi đầu đoàn rước là những người lớn tuổi đội những chiếc mũ có hoa văn đẹp mắt, sau đó là những phụ nữ mặc váy lụa đỏ, xanh lá cây, tím và đen, những chàng trai và cô gái với vòng hoa nhài trên ngực. Một nhóm người kéo con rồng làm bằng thanh tre, vải và giấy uốn lượn dài hai mươi mét. Con rồng mở miệng, lưỡi và hàm của nó cử động, cái đầu có sừng lắc lư từ bên này sang bên kia. Con rồng dường như sắp lao về phía trước và nuốt chửng quả bóng lấp lánh bị trêu chọc từ phía trước".
"Những sinh vật này là tượng trưng cho trí thông minh, - ông Ukhtomsky viết, - được coi là tổ tiên của người Việt. Theo tín ngưỡng dân gian, phần còn lại của những con rồng khổng lồ nằm trong lòng đất, đôi khi gần bề mặt - bất cứ ai xây dựng ngôi nhà của mình gần chúng sẽ có cuộc sống thịnh vượng. Tuy nhiên, bạn nên biết bàn chân của con rồng nằm ở đâu, vảy ở đâu, và khốn thay cho người định cư bên cạnh móng vuốt của tổ tiên".
Bá tước đưa ra một lời giải thích gây tò mò về cái tên của sông Hồng: vào thời cổ đại, ở một nơi, những tảng đá cản trở dòng chảy của con sông, người cai trị đã ra lệnh cho nổ tung chúng - và đột nhiên nước bị nhuốm máu của con rồng ẩn mình dưới những tảng đá.
Mục đích của Lễ hội rồng, - du khách người Nga kể lại, - là ca ngợi vị thần ngự trị trên biển và các vị thần khác. Phong tục du xuân này được lưu giữ từ thời xa xưa, khi những con quái vật này tấn công cư dân Nam Kỳ sống bằng nghề chài lưới. Chính vào thời cổ đại, người Việt đã quyết định đóng những con tuyền có hình rồng và vẽ mắt trên mũi thuyền để đánh lừa con rồng, và cũng bắt đầu tạo hình xăm lên cơ thể để trông giống như cư dân của thế giới dưới nước.
© Ảnh : MAE RASChiếc bìa của một trong những cuốn sách
Chiếc bìa của một trong những cuốn sách  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Chiếc bìa của một trong những cuốn sách

Việt Nam có tiềm năng to lớn

Trong bốn ngày lưu lại Sài Gòn, nhà khoa học Ukhtomsky nghiên cứu các nước phương Đông cùng với người thừa kế ngai vàng Nga đã thu thập được nhiều thông tin để giới thiệu với độc giả Nga. Ông viết về những người Việt Nam tài năng là những nghệ nhân giỏi, cũng như về sự giàu có vô tận của đất nước này. Bá tước Ukhtomsky viết rằng, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên không thua kém Ấn Độ và các nước ở Trung Đông. Bá tước nhận xét rằng, lúa, gai, bông, chàm, trầu, thuốc lá, mía, cà phê, trà, các loại rau và gia vị của Việt Nam có chất lượng vào loại cao nhất.
Tất cả những thứ này, cũng như gỗ quý, ngà voi, lụa, sừng trâu, da bò, muối, cá và nhiều thứ khác được xuất khẩu hàng năm từ Sài Gòn với giá trị hàng trăm triệu franc. Ở Việt Nam, người ta đã tìm thấy cây hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh, có thể dùng để chữa các bệnh mà người châu Âu không thể chữa được: bệnh phong và bệnh dại. Ông Ukhtomsky viết về các mỏ than bao la ở Bắc Bộ có khả năng đánh bật than đá của Mỹ và Australia được bán ở khu vực này. Với thành công của nỗ lực khôn ngoan nhằm đơn giản hóa việc học chữ bằng cách thay thế chữ tượng hình bằng chữ Latinh, một kỷ nguyên mới sẽ mở ra trong đời sống tinh thần của khu vực, - bá tước Ukhtomsky viết.

Nuôi dưỡng óc tò mò để nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Bá tước Ukhtomsky không chỉ là một chính trị gia mà còn là một nhà Đông phương học, nhà sử học và nhà khảo cổ học. Ông cũng chú ý đến các phát hiện khảo cổ, di tích đời sống văn hóa ngàn năm tuổi, sử biên niên và truyền thống cổ xưa của Việt Nam. Tìm hiểu trong sự hỗn loạn các dữ liệu thú vị về thời đại đã qua là nhiệm vụ bổ ích cho tương lai, - bá tước Ukhtomsky viết trong câu chuyện thú vị về chuyến thăm Sài Gòn vào năm 1891 của người thừa kế ngai vàng Nga Nikolai.
Các nhà khoa học Nga đang thực hiện nhiệm vụ này. Mới đây, họ đã hoàn thành công trình dịch "Đại Việt sử ký toàn thư" ra tiếng Nga có bổ sung các bình luận và phụ lục. Đây là bản dịch biên niên sử Việt Nam lớn nhất đầu tiên trên thế giới ra tiếng nước ngoài. Ấn phẩm bao gồm tám tập với hơn sáu nghìn trang. "Việt sử lược" lần thứ 3 được dịch sang tiếng Nga. Đại cương lịch sử Việt Nam được dịch sang tiếng Nga và xuất bản trong sáu tập trên bốn nghìn rưỡi trang đã ra mắt độc giả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала