Thừa biết Anh chuẩn bị “quà” gì cho Ukraina: Bom NATO khiến đất Serbia ô nhiễm cả tỷ năm

© AP Photo / Amel EmricMột binh sĩ quân đội người Serb ở Bosnia đo mức độ phóng xạ trên vũ khí và thiết bị quân sự tại một nhà máy quân sự ở thị trấn Bratunac phía đông Bosnia.
Một binh sĩ quân đội người Serb ở Bosnia đo mức độ phóng xạ trên vũ khí và thiết bị quân sự tại một nhà máy quân sự ở thị trấn Bratunac phía đông Bosnia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2023
Đăng ký
Trả lời phỏng vấn với Sputnik Serbia, khi bình luận kế hoạch của Anh quốc cung cấp đạn pháo chứa uranium nghèo cho Ukraina, bà Zorka Vukmirović, tiến sĩ hóa lý, cựu cố vấn khoa học của Viện Vật lý ở Belgrade cho biết, chất phóng xạ do cuộc đánh bom của NATO năm 1999 khiến cho lãnh thổ Serbia bị ô nhiễm vẫn đang là hiểm họa chết người.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về hậu quả thảm khốc mà bà Zorka Vukmirović chỉ ra là vụ đánh bom uranium nghèo xuống trạm viễn thông gần thành phố Vrane ở miền nam Serbia hồi mùa xuân năm 1999. Hậu quả đối với những công nhân dọn dẹp khu vực xung quanh cơ sở bị phá hủy là 7 người trong số họ đã chết vì ung thư, người thứ tám cũng đã mắc bệnh hiểm nghèo.

“Được biết, NATO thừa nhận đã thả 10 tấn bom đạn chứa uranium nghèo xuống lãnh thổ Serbia. Điều quan trọng là phải chỉ ra nơi những loại bom đạn này từng được sử dụng. Một bản đồ đã được lập theo thỏa thuận với quân đội của chúng tôi cho thấy rằng chúng tôi đang là nạn nhân của lượng bom đạn 15 tấn uranium nghèo. Khi bản đồ này đã bổ sung vào một số địa điểm được xác định trước, thì hóa ra bản đồ này lớn hơn nhiều so với những gì NATO cố gắng trình bày”, - bà Zorka Vukmirović nói.

© AP Photo / Hidajet DelicMột người lính NATO của Đức đo độ phóng xạ tại nơi từng là nhà máy của quân đội Serbia ở Bosnia, bị ném bom bằng đạn uranium nghèo 30 mm ở vùng ngoại ô Sarajevo của Hadzici, 2001
Một người lính NATO của Đức đo độ phóng xạ tại nơi từng là nhà máy của quân đội Serbia ở Bosnia, bị ném bom bằng đạn uranium nghèo 30 mm ở vùng ngoại ô Sarajevo của Hadzici, 2001 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2023
Một người lính NATO của Đức đo độ phóng xạ tại nơi từng là nhà máy của quân đội Serbia ở Bosnia, bị ném bom bằng đạn uranium nghèo 30 mm ở vùng ngoại ô Sarajevo của Hadzici, 2001

Hậu quả tồi tệ nhất

Theo bà, điều cực kỳ quan trọng là tìm ra những nơi vẫn còn ô nhiễm, bởi vì vẫn con người sống ở đó, họ dùng thực phẩm và nước ở đó trong cuộc sống hàng ngày.
“Hậu quả tồi tệ nhất là tất cả lượng uranium rải xuống xâm nhập vào nước ngầm theo mưa có thể gây nguy hiểm cho nguồn nước uống. Số lượng các địa điểm được biết lớn nhất nằm dọc theo biên giới với Albania và những địa điểm này chủ yếu thuộc về nguồn nước của sông Drin. Nghĩa la nước sẽ vào biển Adriatic”, - chuyên gia Serbia nói.
Bà Vukmirović nhấn mạnh rằng điều cần thiết là phải làm sạch đất bị ô nhiễm trên khắp Serbia và xử lý chất thải đúng cách để mọi người dân có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

“Nếu điều này không được thực hiện, sẽ có nguy cơ đe dọa rất lớn. Nếu không làm điều này thi đất sẽ vẫn bị ô nhiễm trong hàng tỷ năm nữa. Một vấn đề khác nữa là uranium có thể hòa tan khi tiếp xúc với nước. Mưa hòa tan những chất thải này và đưa chúng thấm vào sâu hơn trong nước ngầm, tức là vào nguồn nước uống”, - Zorka Vukmirović lưu ý.

© AP Photo / Boris GrdanoskiMột người lính kiểm tra mức độ phóng xạ gần một trạm chuyển tiếp bị hư hại trong vụ đánh bom của NATO ở Nam Tư gần thành phố Presevo của Serbia, 2001.
Một người lính kiểm tra mức độ phóng xạ gần một trạm chuyển tiếp bị hư hại trong vụ đánh bom của NATO ở Nam Tư gần thành phố Presevo của Serbia, 2001. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2023
Một người lính kiểm tra mức độ phóng xạ gần một trạm chuyển tiếp bị hư hại trong vụ đánh bom của NATO ở Nam Tư gần thành phố Presevo của Serbia, 2001.

Không có dữ liệu bệnh chính xác

Người đối thoại của Sputnik lưu ý với sự tiếc nuối rằng số lượng chính xác các trường hợp ung thư do bom đạn có uranium nghèo vẫn chưa được biết. Dữ liệu chưa được thu thập một cách có hệ thống.
Theo Viện Y tế xã hội, cho đến năm 2014, ở Serbia đã có 35319 người mắc bệnh ung thư, 20806 người đã chết. Đây là hơn 5.000 ca/1 triệu dân, cao hơn 2,8 lần so với mức trung bình của thế giới. Năm 2016 có 22.004 người chết, con số này cao hơn 60,8% so với năm 1991. Với tỷ lệ tử vong tăng hàng năm là 2,8%, điều này đã đưa Serbia lên đứng đầu danh sách các nước có tử vong do ung thư cao nhất trên thế giới. Ví dụ ở Hoa Kỳ, quốc gia đã để lại hàng tấn uranium nghèo cho người Serbia, tỷ lệ này đang giảm xuống, cùng thời gian này, tỷ lệ mắc bệnh giảm 0,6% và tỷ lệ tử vong giảm 1,6%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала