Việt Nam lần thứ 3 được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7

© AFP 2023 / Jeon Heon-Kyun/PoolCác nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh chung với đại diện các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, năm 2016
Các nhà lãnh đạo G7 chụp ảnh chung với đại diện các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, năm 2016 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Đăng ký
Nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida thì đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7. Đó là vừa là vinh dự vừa là cơ hội quảng quá và khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hôm 20/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã tuyên bố là ông có kế hoạch mời lãnh đạo của 8 nước không thuộc “Nhóm G7”, trong đó có Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm này vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.
Tuyên bố được ông Kishida đưa ra sau bài phát biểu tại thủ đô New Delhi về việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Theo đó, Nhật Bản cam kết sẽ đầu tư hơn 75 tỷ USD vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ nay đến trước năm 2030.
© AFP 2023 / Sajjad Hussain Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đón nhận bức tượng bán thân của Mahatma Gandhi tại đài tưởng niệm của ông ở Rajghat, New Delhi, Ấn Độ
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đón nhận bức tượng bán thân của Mahatma Gandhi tại đài tưởng niệm của ông ở Rajghat, New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đón nhận bức tượng bán thân của Mahatma Gandhi tại đài tưởng niệm của ông ở Rajghat, New Delhi, Ấn Độ
Tuyên bố của ông Kishida nói lên điều gì? Nó có ý nghĩa gì với Việt Nam?
Sputnik xin giới thiệu với độc giả bài phỏng vấn ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản về chủ đề trên.
Sputnik: Kính chào ông Nguyễn Phú Bình! Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Thưa ông, vì sao Thủ tướng Nhật đã có quyết định như vậy, tức là kế hoạch mời lãnh đạo của 8 quốc gia bao gồm Việt Nam, Australia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cooks, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc đến dự Thượng đỉnh G7 vào tháng Năm năm nay? Có thể hiểu là Nhật Bản muốn lôi kéo Việt Nam vào hoạt động của Nhóm này hay không?
Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản:
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Năm 2016, khi Hội nghị G7 được tổ chức tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe Shinzo đã mời Việt Nam tham dự. Năm 2018, Thủ tướng Justin Trudeau cũng đã mời Việt Nam dự khi Hội nghị G7 được tổ chức tại Canada. Việt Nam cũng đã nhiều lần được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20, trong đó có lần Hội nghị được tổ chức tại Nhật Bản.
© AFP 2023 / Stephane De SakutinTổng thống Pháp Francois Hollande bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp song phương bên lề ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Shima, Nhật Bản, 2016
Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp song phương bên lề ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Shima, Nhật Bản, 2016 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Tổng thống Pháp Francois Hollande bắt tay Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp song phương bên lề ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Shima, Nhật Bản, 2016
Thực tế cho thấy, việc mời các quốc gia ngoài nhóm thành viên chính thức là thẩm quyền của nước đăng cai Hội nghị và được sự đồng thuận của các thành viên khác. Việc 2 lần Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 xuất phát từ mối quan hệ đối tác chiến lược sâu, rộng giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước cũng như hòa bình và phồn vinh ở châu Á và thế giới.
Nhật Bản đánh giá cao thành công của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế cũng như vị thế và đóng góp của Việt Nam đối với khu vực và thế giới. Ngoài Việt Nam, Nhật Bản còn mời 7 nước khác, trong đó có các nền kinh tế lớn như Ấn độ, Brazil, Australia, Indonesia.
Đáng chú ý, lời mời đó diễn ra sau khi Thủ tướng Kishida công bố khoản đầu tư 75 tỷ đô la xây dựng hạ tầng cơ sở như một khoản đóng góp cho chương trình phát triển khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương tự do và rộng mở. Thủ tướng cũng coi Hội nghị này là cơ hội để thảo luận vấn đề hợp tác với các nước đang phát triển và mới nổi, đặc biệt trao đổi ý kiến về các vấn đề tài trợ phát triển cũng như cách thức đối phó với các thách thức, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh môi trường cho thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2023
Việc Nhật Bản muốn mời Việt Nam dự thượng đỉnh G7 có ý nghĩa thế nào?
Sputnik: Như vậy, nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida thì đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7. Theo ông thì điều này có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam?
Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản:
Đối với Việt Nam, việc được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, G20 hay các diễn đàn quốc tế và khu vực khác là một vinh dự và cũng là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh và thành công của chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông Nguyễn Phú Bình đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала