Việt Nam đã vượt xa các nước ASEAN mới nổi khác

© AFP 2023 / Hoang Dinh Namngành công nghiệp dệt may Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Đăng ký
Nền kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác trong những năm trở lại đây, theo ông Kim Jong-seok, Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam.
Tin tưởng Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chuyên gia cho rằng, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ đóng góp lớn vào đà phát triển của thị trường vốn trong nước.

Vượt xa

The Korean Herald đã phỏng vấn ông Kim Jong-seok, Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam, trực thuộc NH Investment & Securities có trụ sở tại Seoul ngày 27/3, trong đó, vị chuyên gia đánh giá cao triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.
Ông Kim cho biết mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển toàn diện và chưa vào độ “chín” nhưng khi đã đạt đỉnh, sẽ là thời điểm bùng nổ.
“Trong vài năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác”, - Giám đốc điều hành NH Securities Việt Nam khẳng định.
Bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với The Korea Herald, chuyên gia này chỉ ra rằng, sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt của Việt Nam kéo theo đà gia tăng của tầng lớp trung lưu, tiếp đó mở đường cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Tầng lớp trung lưu của Việt Nam thường được hiểu là nhóm dân số tập trung ở Hà Nội và Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn nhất đất nước.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Kinh tế Việt Nam yếu đi nhưng tiền Đồng đang bộc lộ sức mạnh trước USD
Trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trên đầu người của Việt Nam - một trong các chỉ số tăng trưởng chính - là 3.756,49 USD vào năm 2021, thì thu nhập bình quân đầu người của nhóm dân cư sống ở Hà Nội và Hồ Chí Minh là khoảng 8.000 USD/năm.
“Thông thường khi GDP bình quân đầu người vượt mốc 10.000 USD, mọi người bắt đầu quan tâm đến các khoản đầu tư, trong đó có cả dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán”, - chuyên gia nói.
Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam cho biết, thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 ở Hàn Quốc.
Hiện nay, các thành phố lớn của Việt Nam cũng đang tiến gần đến điểm tương tự như câu chuyện của quốc gia Đông Bắc Á.
Ông Kim nhìn thấy tiềm năng rất lớn ở Việt Nam, dù quốc gia này còn có tốc độ đô thị hóa tương đối thấp. Để so sánh, thì tỷ lệ đô thị hóa ở Hàn Quốc đạt khoảng 90%, ở Việt Nam, con số này vào khoảng chỉ 37%.
“Mặc dù (hiện tại) chỉ có khoảng 30 triệu người sống ở các thành phố, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ cao sẽ được thúc đẩy khi quá trình đô thị hóa tăng, kéo theo thu nhập bình quân tăng lên”, - chuyên gia nhận định.

Chính phủ Việt Nam ưu tiên sự ổn định của thị trường chứng khoán

Bên cạnh đó, tiềm năng còn nằm ở số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán do công chúng nắm giữ dù mức này còn thấp.
“Khoảng 6% tổng dân số Việt Nam sở hữu tài khoản chứng khoán. Điều này có nghĩa là vẫn còn 94% (dân số) là khách hàng tiềm năng của chúng tôi”, - Giám đốc NH Securities Việt Nam dí dỏm chia sẻ.
Cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng chia sẻ tầm nhìn về sự gia tăng số lượng tầng lớp trung lưu, cũng như các gia đình có thu nhập trung bình tăng hơn. Như đã biết, Việt Nam đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 7.500 USD vào năm 2030.
Ông Kim cũng chỉ rằng mặc dù dữ liệu nhân khẩu học báo hiệu sự tăng trưởng trong tương lai gần, nhưng vẫn còn một số giới hạn trên thị trường tài chính vì các quy định hiện còn khá hạn chế.
Chuyên gia thẳng thắn, thị trường tài chính Việt Nam được quản lý chính phủ quản lý chặt chẽ, do luôn trong tâm thế lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính tiềm tàng có thể xảy ra.
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Việt Nam đã vào CLB 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng vẫn lộ điểm yếu lớn
“Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên sự ổn định hơn tăng trưởng “nóng” thị trường tài chính”, - Giám đốc NH Securities Việt Nam nhấn mạnh.
Chuyên gia Hàn Quốc cho biết, từ kinh nghiệm nhiều năm sống và làm việc ở Việt Nam, ông hiểu rằng, chính phủ luôn muốn thúc đẩy nền kinh tế, mở rộng tầng lớp trung lưu.
“Đồng thời, Chính phủ cũng rất quan tâm đến sự ổn định và bảo toàn sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn”, - ông Kim nói.
Về phần người dân, các nhà đầu tư cũng nỗ lực khám phá những phương thức mới để tăng vốn, tìm kiếm các phương tiện đầu tư tối ưu.

“Một cuộc khảo sát gần đây do NH Securities tổ chức cho thấy mặc dù 20% số người được hỏi không hề có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, nhưng lại có kinh nghiệm chơi tiền điện tử”, - ông Kim cho hay.

Pháp luật Việt Nam, cũng giống như Hàn Quốc, hiện chưa công nhận là tiền tệ hoặc tài sản hợp pháp. Dù vậy, bất chấp những rào cản pháp lý, đầu tư tiền điện tử vẫn được đông đảo người dân đón nhận.
“Mọi người rất quan tâm đến lợi nhuận từ các nguồn vốn, nhưng do thị trường chứng khoán bị siết chặt, do đó, khó đáp ứng mong muốn của giới đầu tư. Nếu các quy định liên quan được nới lỏng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khởi sắc”, - ông Kim nêu quan điểm.
Một trong những thay đổi được tìm kiếm nhiều nhất trong quy định là cho phép giao dịch trong ngày.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Hé lộ cơ hội Mỹ giúp Việt Nam ‘nâng cấp’ nền kinh tế
“Giao dịch trong ngày là giao dịch mua và bán cùng một mã chứng khoán nhà đầu tư chưa sở hữu với cùng một khối lượng giao dịch, thực hiện trên cùng một tài khoản và trong cùng một ngày giao dịch, hiện chưa được phép ở Việt Nam, qua đó hạn chế tần suất giao dịch và khối lượng giao dịch”, - chuyên gia lưu ý.
Nếu giao dịch trong ngày được cho phép, thị trường sẽ phát triển bùng nổ, theo ông Kim.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho tiến trình này. Chúng ta cần có khả năng thích ứng với môi trường thay đổi khi quy định hạn chế được dỡ bỏ, cả về hệ thống pháp lý lẫn vốn đầu tư”, - ông Kim cho biết.

Việt Nam còn phát triển hơn nữa

Bất chấp các quy định khá nghiêm ngặt, thị trường vốn của Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ, dẫn đầu là sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và tiềm năng cho tương lai.
“Tỷ lệ giá trên thu nhập chung của các công ty niêm yết là cao. P/E trung bình ở mức 11, chỉ số rất cao đối với một quốc gia được niêm yết trên thị trường cận biên”, - chuyên gia đề cập đến xếp hạng của Morgan Stanley Capital International.
Trong rổ MSCI Frontier Markets Index thị trường Việt Nam vẫn giữ vị trí lớn nhất khi chiếm 26,6% thị phần.
Xuất siêu 2,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Kinh tế xuất hiện tín hiệu xấu: Việt Nam làm gì để tăng trưởng ở top đầu thế giới?
“Giá cổ phiếu tương đối cao so với sự phát triển của nền kinh tế. Bởi Việt Nam sẽ lớn mạnh và phát triển hơn nữa”, - Giám đốc điều hành NH Securities phân tích.
Các nhà đầu tư vẫn đổ tiền vào các quỹ dài hạn bất đánh giá trong rổ MSCI Frontier Markets Index rồi chờ đợi. Định giá thị trường ổn và rủi ro thấp.
“Việt Nam là một quốc gia với nền kinh tế hội đủ tiềm năng để phát triển”, - ông Kim khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала