SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, 4 ngân hàng yếu kém nào có thể bị chuyển giao bắt buộc?

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Đăng ký
Ngân hàng Nhà nước vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 (Nghị định 01) của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.
Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó 2 ngân hàng có đề xuất được nới room ngoại lên 49%.
Trước đó, theo báo cáo, Chính phủ đã có phương án xử lý các ngân hàng yếu kém và kiểm soát Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém

Những đề xuất đáng chú ý được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nêu trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Dự thảo bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 như sau: Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.
Khoản 5 quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, gần như chắc chắn, 4 ngân hàng quốc doanh (Big 4) gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Dự thảo nghị định này.
Ngân hàng Nhà nước giữ quan điểm rằng, quy định trên phù hợp với điểm đ khoản 1 Điều 151e Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định quyền của bên nhận chuyển giao được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Ngoài ra, quy định này cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tăng cường được năng lực tài chính (khi thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài, tăng vốn chủ sở hữu), nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công nghệ.., tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho tổ chức tín dụng được chuyển giao, góp phần thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội.
“Theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 nhận chuyển giao tại phương án chuyển giao bắt buộc có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%”, NHNN cho biết.
Như vậy sẽ có ít nhất là 6 ngân hàng thương mại có thể tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ, chiếm tương đương 17,14% số NHTM.
Tập trung xử lý ngân hàng yếu kém
Như đã thông tin, tại Nghị quyết 31 của Chính phủ ngày 7/3/2023, Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung xử lý hiệu quả các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh mới; tăng cường công tác thanh tra, giám sát.
Ngoài ra, cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trình Chính phủ trong tháng 3/2023.
Liên quan đến việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, báo cáo của Chính phủ trước đó nêu, Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025, trong đó hoàn thiện khung pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng...
Chính phủ cũng đề xuất Bộ Chính trị cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Riêng với SCB, như Sputnik đã thông tin, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng từng đánh giá, ‘sự cố SCB là chưa từng có tiền lệ’, nhưng Chính phủ, NHNN đã có các chỉ đạo kịp thời để ổn định tình hình. Ngay từ cuối tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB vào diện kiểm soát đặc biệt. Đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng này và từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB.
Đặc biệt, có 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng TMCP mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế - Bộ Công an (C03) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Bất ngờ vụ Vạn Thịnh Phát và SCB: Cựu cán bộ cấp cao Ngân hàng Nhà nước bị khởi tố

Được nới room ngoại lên 49%

Ngân hàng Nhà nước cho biết, với phương án điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt 30%, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.
Đồng thờisẽ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần (chiếm 3,13% tổng số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).
Theo nhà điều hành, việc chấp thuận cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Từ những phân tích này, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, việc cho phép tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao từ 30% lên 49% sẽ góp phần, tạo điều kiện thực hiện thành công phương án chuyển giao bắt buộc, góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, ổn định kinh tế, xã hội, không ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ ngân hàng.

Tổ chức phải được xếp hạng tín nhiệm

Ngoài ra, Nghị định chỉ quy định cho phép điều chỉnh tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao; nhưng về điều kiện, trình tự, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao thực hiện như các tổ chức tín dụng khác.
Cụ thể, điều kiện để các tổ chức nước ngoài mua cổ phần để có mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao tương tự như các tổ chức tín dụng khác.
Đó là tổ chức nước ngoài đó phải được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định trở lên; có nguồn lực tài chính đủ mạnh.
“Việc mua cổ phần không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam…”, NHNN lưu ý.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
Lãi suất ngân hàng biến động: Gửi tiền ở SCB cao nhất 9%/năm
Cạnh đó, việc mua, bán cổ phần của cổ đông lớn (từ 5% vốn điều lệ trở lên) phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, hiện nay, chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, chưa nên mở rộng ra tất cả các tổ chức tín dụng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала