Thế giới "thắt lưng buộc bụng", xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh

© TTXVN - Nguyễn Hồng CườngXây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại Sơn La
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại Sơn La - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Đăng ký
Việc nhiều nước thắt chặt nhập khẩu, giảm tiêu dùng, chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” do lạm phát cao khiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam giảm.
Ngoài ra, do xuất khẩu khó khăn nên ở thị trường trong nước, giá cả một số mặt hàng giảm nhẹ như lúa, cà phê, chè, hạt tiêu, trái cây, heo hơi, gà, nguyên nhân chính là do sang tháng 3, nhu cầu tiêu dùng lương thực - thực phẩm thấp hơn so với tháng Tết Nguyên đán.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam giảm mạnh

Thông tin tới báo chí chiều nay 29/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PT-NT) cho biết, kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm, lạm phát cao kèm theo áp lực cạnh tranh khi nhiều nước tái xuất khẩu sau COVID-19 đã khiến tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý 1 giảm sút.

"Do ảnh hưởng của lạm phát, xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực nông, lâm, thủy sản của Việt Nam giảm mạnh khiến kim ngạch toàn ngành trong 3 tháng chỉ đạt 11,2 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái", - Bộ NN&PT-NT thông tin.

Cụ thể, báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong ba tháng đầu năm ước đạt 20,63 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã chi 9,44 tỷ USD cho nhập khẩu, giảm 7,2%. Giá trị xuất siêu nông, lâm, thuỷ sản là 1,76 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Khá bất ngờ khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắc lại rằng, thực tế hình hình xuất khẩu khó khăn như hiện nay đã được Bộ dự báo từ cuối năm 2022.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga-Ukraina; tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu.
Ngoài ra, sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, nhiều nước tái xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường. Trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới năm 2023.

Trung Quốc và Mỹ là 2 nước nhập khẩu nông sản Việt nhiều nhất

Trong 3 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu giảm rõ rệt.
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản đạt 5,73 tỷ USD, tăng 3,8%; lâm sản đạt 3,11 tỷ USD, giảm 28,3%; thủy sản đạt 1,79 tỷ USD, giảm 29%; chăn nuôi đạt 115 triệu USD, tăng 46,5%; đầu vào sản xuất đạt 458 triệu USD, giảm 26,8% và muối đạt 0,9 triệu USD, giảm 31,3%.
Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Gạo đạt 952 triệu USD (tăng 30,2%); nhóm rau quả đạt 935 triệu USD (tăng 10,6%); hạt điều đạt 708 triệu USD (tăng 14,2%); sữa và sản phẩm sữa đạt 33,3 triệu USD (tăng 22,2%).
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm gồm: Tôm đạt 578 triệu USD (giảm 39,4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD (giảm 28,3%), sản phẩm mây, tre, cói thảm đạt 172 triệu USD (giảm 34,9%), cao su đạt 552 triệu USD (giảm 22,9%), chè đạt 35 triệu USD (giảm 22,9%), hạt tiêu đạt 239 triệu USD (giảm 3,8%), cá tra đạt 422 triệu USD (giảm 33,1%), cà phê đạt 1,27 triệu USD (giảm 2,3%).
Về thị trường, so với các quý trước của năm 2022, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ và trở thành thị trường nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 21,5% thị phần) trong quý 1/2022.
Giai đoạn đầu của việc chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Ngạc nhiên với 3 mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam
Đứng thứ 2 là Mỹ đạt 2,04 tỷ USD (chiếm 18,2%); thứ 3 là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 936 triệu USD (chiếm 8,4%); thứ 4 Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 528 triệu USD (chiếm 4,7%).
Các thị trường xuất khẩu chính của nông sản Việt vẫn thuộc khu vực châu Á (chiếm 48,8% thị phần), tiếp đó là châu Mỹ (20,3%), châu Âu (12,8%), châu Đại Dương (1,4%) và châu Phi (1,2%), theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN&PT-NT).

Tận dụng các FTA

Trước tình thế cả thế giới "thắt lưng buộc bụng", giảm nhập khẩu, hạn chế tiêu dùng, Bộ NN&PTNT lưu ý, để đạt được mục tiêu trong năm 2023, các doanh nghiệp cần tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực.
Ngoài hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới, sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ chuẩn bị tổ chức Hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam –Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала