Ngân hàng Nhà nước đang đi ngược xu hướng thế giới?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTrụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Đăng ký
Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh giảm một số mức lãi suất điều hành.
Xu hướng ‘đi ngược chiều gió’ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn trái với đà tăng lãi suất của Fed.
Các chuyên gia nhận định, điều hành chính sách lãi suất của NHNN ngày càng bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, linh hoạt nhưng đủ thận trọng để đảm bảo đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc vừa ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giữ an toàn hệ thống.

NHNN thận trọng nhưng vẫn linh hoạt

Cụ thể, như Sputnik đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1,0%/năm xuống 0,5%/năm.
NHNN giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; trong khi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Cùng với đó, NHNN cũng giảm 0,3%/năm lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại NHNN.
Việc chỉ trong vòng nửa tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, theo các chuyên gia, cho thấy phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt của nhà điều hành trước các biến động trong và ngoài nước.
Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Rao bán USD, ngoại tệ qua mạng: Ngân hàng Nhà nước nói thẳng
Điển hình, bày tỏ ý kiến về việc giảm lãi suất của NHNN, TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá, đây là quyết định phù hợp với diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, mang nhiều ý nghĩa tích cực đối với thị trường, đặc biệt trong bối cảnh cầu tín dụng giảm mạnh, sức hấp thụ vốn yếu như hiện tại.
Theo TS. Võ Trí Thành, hiện các ngân hàng Trung ương lớn như Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) có xu hướng giảm tốc độ tăng lãi suất; trong nước, lạm phát cũng đang có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi sức khỏe tài chính của các ngân hàng tốt hơn, thanh khoản hệ thống dư dả... Theo chuyên gia nói với Thời báo Ngân hàng, đây là những điều kiện thuận lợi để NHNN giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
“Điều hành chính sách lãi suất của NHNN ngày càng bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, linh hoạt nhưng đủ thận trọng để đảm bảo đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc vừa ổn định vĩ mô, hỗ trợ phục hồi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giữ an toàn hệ thống”, - TS. Võ Trí Thành chia sẻ.

Hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ hơn

Theo ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN lần này mạnh mẽ hơn lần trước, trong đó việc giảm trần lãi suất huy động sẽ phát đi tín hiệu cho các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động với mức giảm nhiều, nhanh hơn.
Đây là tiền đề để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, qua đó giúp mặt bằng lãi suất gần hơn với năng lực và khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3 khá chậm chứng tỏ sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn đang còn yếu.
Theo ông Bình, với quyết định giảm lãi suất lần này, chắc chắn NHNN đã có những tính toán kỹ lưỡng từ các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quý I. Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế quý I/2023 thấp nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011, lạm phát cơ bản và CPI quý I vẫn ở mức cao, tuy nhiên có dấu hiệu tăng chậm lại trong tháng 2 và tháng 3 là cơ sở để NHNN giảm lãi suất.
đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Hết thời tiền rẻ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có chiến lược mới
Trong điều hành chính sách, NHNN luôn phải tìm điểm cân bằng giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Mặc dù vậy, NHNN sẽ phải theo dõi thị trường rất chặt, không chủ quan với áp lực lạm phát để có những điều hành trong thời gian tới.
“Hy vọng rằng với hai lần giảm lãi suất điều hành, “giá” lãi suất sẽ giảm. Từ đó đẩy mạnh cầu tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong quý tiếp theo”, - ông Lê Duy Bình kỳ vọng.

Động thái táo bạo của NHNN

Cần nhấn mạnh rằng, “theo chân Fed” không còn là xu hướng buộc phải theo của các ngân hàng Trung ương trên thế giới.
Chuyên gia Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán MB (MBS) gọi động thái giảm lãi suất lần này của NHNN là “một bước đi táo bạo” nhưng hợp lý trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt, trong khi tăng trưởng quý I tương đối thấp so với nhiều năm, áp lực đến lãi suất, tỷ giá từ bên ngoài cũng đã vơi đi khá nhiều.
“Nhiều khả năng Fed sẽ đảo chiều chính sách tiền tệ, nên chúng tôi cho rằng động thái của NHNN hiện nay là động thái đón đầu, đi trước xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất toàn cầu”, - ông Tuấn nêu quan điểm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Lãi suất SCB dẫn đầu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát biến động
Theo đại diện MBS, cộng đồng doanh nghiệp là những người vui mừng nhất khi đón nhận quyết định này của NHNN. Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Kim Hùng đánh giá, việc NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành đã tạo niềm tin, động lực mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tới.
“Thời gian qua, NHNN cũng như các NHTM đã làm rất tốt khi có nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp như việc giảm lãi suất, hay NHNN cũng vừa tuyên bố sẽ triển khai, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp”, - ông Hùng bày tỏ.

Cú hích cho nền kinh tế

Thực tế, trước khi NHNN đưa ra quyết định giảm lãi suất điều hành lần này, một làn sóng giảm lãi suất tại các ngân hàng đã được diễn ra.
Thống kê cho thấy, so với cuối năm 2022, đến nay mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khoảng 2-3%. Lãi suất huy động giảm là cơ sở để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Trên thực tế đến nay đã có ít nhất 24 ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng lý giải, giảm lãi suất cũng là mong mỏi của hệ thống ngân hàng, bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng mới được nâng lên.
“Do đó, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN là rất hợp lý, vừa định hướng vừa tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn, qua đó giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ cho nền kinh tế”, - ông Tùng nhấn mạnh.
Theo đại diện OCB, sau quyết định trên của NHNN, OCB giảm ngay lập tức theo định hướng của NHNN. Ngân hàng tiếp tục rà soát lại các kỳ hạn khác để điều chỉnh cho hợp lý.
Theo các chuyên gia, việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành tái khẳng định định hướng của NHNN trong việc giảm lãi suất thời gian tới, qua đó đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng nhà nước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Bộ Xây dựng thôi gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và động thái từ Ngân hàng Nhà nước
TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, điều đó là hoàn toàn có thể nếu bối cảnh trong nước và quốc tế thuận lợi. Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, nếu lạm phát được kiểm soát, Fed không thực hiện tăng lãi suất, áp lực tỷ giá giảm, chắc chắn việc tăng lãi suất không cần thiết. Theo đó, mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục xu hướng đi xuống trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, NHNN không chủ quan với áp lực lạm phát vẫn ở mức sát với mục tiêu 4,5% ngay trong quý I; lạm phát toàn cầu được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao; các NHTW lớn được dự báo sẽ còn tăng thêm lãi suất và khi dừng tăng sẽ neo giữ lãi suất ở mức cao.
Trong bối cảnh đó, NHNN cho biết tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các TCTD có các giải pháp tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hiện, vấn đề quan trọng đặt ra thời điểm này là làm sao nâng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chỉ khi đó thì việc giảm lãi suất của các ngân hàng mới có thể phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, để làm được điều này rất cần có thêm các chính sách hỗ trợ khác để cộng hưởng cùng chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách thuế thông qua giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tạo hiệu ứng lan tỏa, từ đó mới có thể tạo sức bật tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Việt Nam bán ròng 21 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước quay đầu mua vào ngoại tệ
Xét chung, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia nhận xét, giảm lãi suất sẽ kích cầu tín dụng, qua đó giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng nhiều hơn để đưa vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đồng thời cũng tăng thêm nguồn thu, dịch vụ đi kèm cho các tổ chức tín dụng.
“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đây chính là cú hích quan trọng cho cả nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng”, - TS. Cấn Văn Lực khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала