Trang web của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy «Bộ mặt quái vật của chủ nghĩa phát-xít»

© Sputnik / Trại tập Auschwitz
Trại tập Auschwitz  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Đăng ký
Không hề ngẫu nhiên mà vào ngày 11 tháng Tư trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga mở ra chuyên mục «Bộ mặt quái vật của chủ nghĩa phát-xít». Vào ngày này năm 1945 đã diễn ra cuộc nổi dậy quốc tế của các tù nhân trong trại tập trung «Buchenwald» của phát-xít Đức.
Các trại tập trung (nơi giam giữ hàng loạt người bị cầm tù vì lý do chính trị, xã hội, chủng tộc, tôn giáo và những nguyên cớ khác) đã trở nên thực tế phổ biến ở nước Đức phát xít. Trong những cơ sở này thường giữ những người chống phát-xít, chủ yếu là cộng sản, dân chủ xã hội, nhà hoạt động công đoàn, cũng như những cá nhân bị đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, xã hội và những động cơ khác.
Các tài liệu lưu trữ từ quỹ của Kho Lưu trữ Trung tâm của Bộ Quốc phòng Nga phản ánh rằng việc tiêu diệt hàng loạt cư dân trong các trại tập trung không chừa ngoại lệ nào cho người Ukraina, Ba Lan, Séc, Serbi, Pháp, Ý và đại diện của các quốc gia dân tộc khác.
© Sputnik / Victor Temin Trại tập Majdanek
 Trại tập Majdanek  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Trại tập Majdanek

Trại tập trung đầu tiên

Trại tập trung thứ nhất ở Đức thành lập gần Dachau vào tháng 3 năm 1933. Đến đầu Thế chiến tranh II (1939-1945), trong các nhà tù và trại tập trung ở Đức có 300.000 người Đức, Áo và Séc chống phát-xít. Những năm sau đó, Đức Quốc xã đã tạo lập mạng lưới trại tập trung khổng lồ trên lãnh thổ các quốc gia châu Âu bị phát-xít chiếm đóng, biến thành nơi với hệ thống tàn sát có tổ chức giết hại hàng triệu con người.
© Sputnik / Fishman / Chuyển đến kho ảnhTrẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945
Trẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945 - Sputnik Việt Nam
1/5
Trẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945
© Sputnik / Vladimir Yudin / Chuyển đến kho ảnhChôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng.
Chôn cất các tù nhân đã chết trong  trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng. - Sputnik Việt Nam
2/5
Chôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng.
© Sputnik / Vladimir Yudin / Chuyển đến kho ảnhBao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
Bao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan. - Sputnik Việt Nam
3/5
Bao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
© Sputnik / B. Fishman / Chuyển đến kho ảnhCác tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
Các tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng. - Sputnik Việt Nam
4/5
Các tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCác phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945.
Các phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945. - Sputnik Việt Nam
5/5
Các phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945.
1/5
Trẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945
2/5
Chôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng.
3/5
Bao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
4/5
Các tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
5/5
Các phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945.

Trại tập trung khét tiếng toàn thế giới

Trong số những trại tập trung khét tiếng toàn thế giới, nơi các đồ tể Đức Quốc xã giam giữ và giết chết hàng chục, hàng trăm nghìn tù nhân bao gồm: Auschwitz - 4 triệu tù nhân, Majdanek - 1,38 triệu, Mauthausen - 122 nghìn, Sachsenhausen - 100 nghìn, Ravensbrück - 92,7 nghìn, Treblinka - 80 nghìn, Stutthof - 80 nghìn. Số trẻ em dưới 14 tuổi trong các trại này là 12-15%. Hàng chục nghìn nạn nhân đã ở trong các trại tập trung trên lãnh thổ Liên Xô - Salaspils, Alytus, Pháo đài thứ 9 của Kaunas, Ozarichi.
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCác tù nhân đã bị tra tấn trong trại tập trung Auschwitz
Các tù nhân đã bị tra tấn trong trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Các tù nhân đã bị tra tấn trong trại tập trung Auschwitz
Trong số 18 triệu tù nhân, 11 triệu người đã bị giết chết tại 14.000 trung tâm tử thần - trại, nhà tù, khu biệt lập ghetto. Chỉ tình theo công suất thiết kế, sức huỷ diệt của trại tập trung Auschwitz đã lên tới 30.000 người mỗi ngày. Trong tổng số tổn thất của Thế chiến II có tới 20% là nạn nhân trẻ em. Một trong những trại tập trung lớn nhất của Đức Quốc xã là Buchenwald, bắt đầu vận hành từ năm 1937 ở gần thành phố Weimar (Đức). Theo nhiều nguồn tin khác nhau, cho đến năm 1945, trại tử thần này đã có từ 66 đến 130 chi nhánh và đội làm việc bên ngoài.
Những cơ sở lớn nhất: "Dora" (gần thành phố Nordhausen, Đức), "Laura" (gần thành phố Saalfeld, Đức) và "Ohrdruf" (ở Thuringia, Đức), nơi lắp đặt các quả đạn-máy bay tên lửa hành trình «V-1». Trong thời gian tồn tại (1937-1945), trại có 239 nghìn tù nhân. Ban đầu, đó là những người Đức chống phát-xít, sau đó, trong Thế chiến II, tù nhân gồm là đại diện của nhiều nước và dân tộc khác nhau. Tù nhân trong trại bị tra tấn, làm vật thí nghiệm của những nghiên cứu y tế tội phạm, họ bị bỏ đói, bị chủ các hãng công nghiệp lớn bóc lột không thương tiếc. Riêng ở Buchenwald có hơn 56.000 người thuộc 18 dân tộc đã thiệt mạng, trong đó có 19.000 người là tù binh Liên Xô.
© Sputnik / Victor TeminLãnh thổ của trại tập trung Majdanek của Đức Quốc xã sau khi được các chiến binh của Mặt trận số 1 Belarus của Hồng quân giải phóng. Cư dân Ba Lan mang hoa đến viếng hài cốt của các tù nhân trong trại tử thần.
Lãnh thổ của trại tập trung Majdanek của Đức Quốc xã sau khi được các chiến binh của Mặt trận số 1 Belarus của Hồng quân giải phóng. Cư dân Ba Lan mang hoa đến viếng hài cốt của các tù nhân trong trại tử thần. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Lãnh thổ của trại tập trung Majdanek của Đức Quốc xã sau khi được các chiến binh của Mặt trận số 1 Belarus của Hồng quân giải phóng. Cư dân Ba Lan mang hoa đến viếng hài cốt của các tù nhân trong trại tử thần.
Trong lòng các trại tập trung này vẫn có hoạt động ngầm của các nhóm kháng chiến chống phát-xít. Ngày 11 tháng 4 năm 1945, khi biết về bước tiến đến gần của quân đội đồng minh, các tù nhân Buchenwald, đã nổi dậy, tước vũ khí của giám ngục, bắt giữ khoảng 200 lính canh, giành quyền quản lý trại giam. Ngày 12 tháng 4, quân Mỹ vào trại.

Phá vỡ các trại tập trung

Các trại tập trung khác được lực lượng Liên Xô, Mỹ hoặc Anh giải phóng. Chỉ sau đó, toàn bộ quy mô tội ác kinh hoàng của bọn Đức Quốc xã mới được tiết lộ cho thế giới. Một tỷ lệ nhỏ tù nhân sống sót trông không khác gì những bộ xương do bị cưỡng bức lao động và thiếu thức ăn, tình hình càng trầm trọng hơn sau nhiều tháng nhiều năm bị lạm dụng và đối xử tàn tệ.
© Sputnik / Cư dân của trại tập trung Ghetto Warsaw được gửi đến trại tử thần Treblinka. 1942
Cư dân của trại tập trung Ghetto Warsaw được gửi đến trại tử thần Treblinka. 1942  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Cư dân của trại tập trung Ghetto Warsaw được gửi đến trại tử thần Treblinka. 1942
Hệ thống các trại tập trung của Đức đã bị thanh lý cùng với sự thất bại của chủ nghĩa phát-xít Hitler, bị Tòa án Quân sự Quốc tế ở Nuremberg phán quyết là tội ác chống nhân loại.
Ngày 22 tháng 6 năm 1988 đã thành lập Liên minh quốc tế các Cựu tù nhân Vị thành niên của chủ nghĩa phát-xít. Tổ chức này là cấu trúc hiệp đoàn xã hội duy nhất trên thế giới của các công dân Armenia, Belarus, Kazakhstan, Latvia, Litva, Moldova, Nga, Uzbekistan, Ukraina, Estonia và Bulgaria, những người mà tuổi thơ trôi qua trong các trại tập trung, khu ghetto biệt lập, nhà tù và những cơ sở giam giữ do chế độ phát-xít tạo ra trên lãnh thổ Đệ tam Quốc xã, các nước đồng minh phát-xít, các khu vực bị chiếm đóng của Liên Xô và các nước châu Âu khác.
© Sputnik / Lối vào lãnh thổ của trại Stutthof trước đây. Trong những năm chiến tranh, khoảng 110 nghìn tù nhân đã vào trại này, trong đó khoảng 65 nghìn người đã chết. Hiện tại, tại đây dựng lên một bảo tàng.
Lối vào lãnh thổ của trại Stutthof trước đây. Trong những năm chiến tranh, khoảng 110 nghìn tù nhân đã vào trại này, trong đó khoảng 65 nghìn người đã chết. Hiện tại, tại đây dựng lên một bảo tàng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Lối vào lãnh thổ của trại Stutthof trước đây. Trong những năm chiến tranh, khoảng 110 nghìn tù nhân đã vào trại này, trong đó khoảng 65 nghìn người đã chết. Hiện tại, tại đây dựng lên một bảo tàng.
Vào thời điểm thành lập, Liên minh Quốc tế Cựu tù nhân Vị thành niên của chủ nghĩa phát-xít gồm khoảng 1,2 triệu cựu tù nhỏ tuổi. Năm 2018, họ còn lại 300 nghìn người. Qua mỗi năm số người ngày càng ít đi, nhưng các thành viên Liên minh độc đáo này vẫn tiếp tục kiên trì hướng mọi nỗ lực của mình cho việc lưu giữ ký ức và ngăn chặn tái diễn những sự kiện bi thảm trong cuộc sống của mọi người và trẻ thơ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала