Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Lôi kéo Philippines vào liên minh chống Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể mồi Việt Nam?

© AP Photo / Bullit MarquezФилиппинские солдаты в военном лагере
Филиппинские солдаты в военном лагере - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2023
Đăng ký
Hoa Kỳ mở rộng tiếp cận các căn cứ quân sự ở Philippines, lôi kéo Philippines vào liên minh chống Trung Quốc, nhưng có thể mồi được Việt Nam hay không?
Sau cuộc họp của những người đứng đầu các cơ quan đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ và Philippines diễn ra tại Washington, Lầu Năm Góc công bố đã công bố, Hoa Kỳ sẽ chi 100 triệu đô la để nâng cấp 9 căn cứ quân sự của Philippines.
Bước đi này thể hiện điều gì? Hoa Kỳ có thể kéo Philippines vào liên minh chống Trung Quốc nhưng có thể kéo Việt Nam vào liên minh này hay không? Sputnik đã có cuộc phỏng vấn nhanh PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang về chủ đề này.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Tổng thống Philippines hứa ngăn chặn việc sử dụng căn cứ quân sự của nước này để tấn công

Mỹ kéo Philippines vào cuộc xung đột địa chính trị giữa các cường quốc

Sputnik: Hoa Kỳ sẽ chi 100 triệu đô la để nâng cấp 9 căn cứ quân sự của Philippines, nơi được phép đóng quân và đặt thiết bị, Hoa Kỳ sẽ chuyển radar, máy bay không người lái, máy bay vận tải quân sự, hệ thống phòng không và ven biển cho Philippines. Điều này đã được Lầu Năm Góc công bố sau cuộc họp của những người đứng đầu các cơ quan đối ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ và Philippines diễn ra tại Washington.
Bà có thể cho bình luận về thông tin này? Bước đi này có làm tình hình ở Biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương căng thẳng thêm không?
PGS-TS Hoàng Giang, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Quan hệ giữa Washington và Manila đã ấm lên đáng kể dưới thời Tổng thống thứ 17 của Philippines Ferdinand Marcos Jr.. Tháng 2/2023, ông ta đã cho phép Hoa Kỳ tiếp cận rộng hơn các căn cứ quân sự ở Philippines.
Cụ thể là, Hoa Kỳ và Philippines đã đạt được thỏa thuận về việc quân đội Hoa Kỳ có thể tiếp cận bốn căn cứ mới trên lãnh thổ của nước cộng hòa này. Thực tế là Hoa Kỳ và Philippines đã hợp tác trong lĩnh vực an ninh trong nhiều năm. Hợp tác này bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung và một hiệp ước năm 2014 cho phép quân đội Mỹ di chuyển qua 5 căn cứ của Philippines, bao gồm cả những khu vực gần vùng biển tranh chấp (gần vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam). Sau khi mở rộng hiệp ước, Hoa Kỳ đã có quyền tiếp cận tổng cộng ít nhất chín căn cứ quân sự tại Philippines.
© AFP 2023 / STRСuộc tập trận quân sự chung giữa Philippines và Hoa Kỳ
Сuộc tập trận quân sự chung giữa Philippines và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2023
Сuộc tập trận quân sự chung giữa Philippines và Hoa Kỳ
Hôm thứ Ba vừa qua, 11/4, Hoa Kỳ và Philippines đã bắt đầu một cuộc tập trận chung lớn nhất trong lịch sử “Kề vai sát cánh” (Balikatan 2023). Cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 17.000 binh sĩ, trong đó có 12,000 lính Mỹ. Như vậy, quan hệ giữa hai nước này đang được tăng cường trong bối cảnh lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc mở rộng quy mô cuộc tập trận Balikatan hàng năm thể hiện rõ nét sự ấm lên trong mối quan hệ quốc phòng của Mỹ và Philippines, trong khi người tiền nhiệm trước đó, Tổng thống Rodrigo Duterte, ngược lại, đã giảm quy mô các cuộc tập trận để củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Tôi cho rằng, việc mở rộng quyền tiếp cận của Hoa Kỳ các căn cứ quân sự tại Philippines, cụ thể là việc Hoa Kỳ sẽ chi 100 triệu đô la để nâng cấp 9 căn cứ quân sự của Philippines; ở những căn cứ này, Hoa Kỳ được phép đóng quân và đặt thiết bị; Hoa Kỳ sẽ chuyển radar, máy bay không người lái, máy bay vận tải quân sự, hệ thống phòng không và ven biển cho Philippines, là một bước đi nguy hiểm, làm căng thẳng thêm tình hình tại khu vực Biển Đông nói riêng, tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nói chung. Bước đi này sẽ kéo Philippines vào cuộc xung đột địa chính trị giữa các cường quốc và điều này sẽ không có lợi cho Philippines. Tất nhiên, mục đích của Hoa Kỳ là rõ ràng, đó là thông qua liên minh quân sự với Philippines thực hiện chiến lược bao vây và kiềm chế Trung Quốc.

Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước nỗ lực mới của Antony Blinken lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc?

Sputnik: Như vậy, Hoa Kỳ đang biến Philippines thành bàn đạp quân sự để kiềm chế Trung Quốc sau khi thất bại trong việc lôi kéo Việt Nam vào thế đối đầu với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Antony Blinken, trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tuần này, sẽ thực hiện một nỗ lực mới để khiến Việt Nam chống lại Trung Quốc với cái cớ sự gia tăng của "mối đe dọa Trung Quốc" và thông qua những lời hứa hỗ trợ kinh tế.
Theo bà, Antony Blinken sẽ đạt được mục đích trên hay không?
PGS-TS Hoàng Giang, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Chắc chắn là không! Trước hết, chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm và lập trường của Việt Nam trong đối ngoại với mục đích bảo đảm hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Nói nôm na là Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, tự bảo vệ, chứ không chống ai.
Trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ chính sách “bốn không” của Việt Nam: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh địa chính trị thế giới hiện nay, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, chính sách “bốn không” không phù hợp nữa, và thực hiện nó, Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Nhưng tôi cho rằng, đây là cách nhìn không xa.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Mỹ, Philippines tổ chức cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay gần Trung Quốc
Lịch sử thế giới là một minh chứng rõ nhất: Chưa bao giờ có một nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác, khi gặp “hoạn nạn”, bảo vệ lợi ích quốc gia của mình là tiên quyết. Không tham gia liên minh quân sự với nước khác là một chính sách vô cùng sáng suốt hiện nay. Nó cho phép Việt Nam không bị lôi cuốn vào các xung đột địa chính trị lớn giữa các cường quốc, phát triển kinh tế trong điều kiện hòa bình. Tất nhiên, Việt Nam thực hiện xuyên suốt chính sách ngoại giao mở rộng quan hệ quốc tế, là đối tác tin cậy và chính sách tự cường, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia với hợp tác hữu ích, cùng có lợi với các nước khác.
Liên quan đến Biển Đông, Việt Nam luôn khẳng định rằng, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Việt Nam tôn trọng và thực thi các quy định của Công ước Luật Biển 1982, đồng thời thể hiện nỗ lực và chủ trương nhất quán của mình trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình.
Sputnik: Chân thành cảm ơn PGS-TS Hoàng Giang đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала