Bộ Tài chính làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu sau vụ Vạn Thịnh Phát

© iStock.com / Dzika_mrowkaTiền 500.000 VND trên tay
Tiền 500.000 VND trên tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2023
Đăng ký
Bộ Tài chính cho biết kể từ sau khi các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp phải tự thay đổi, tăng công khai minh bạch, chủ động xếp hạng tín nhiệm để lấy lại niềm tin, tiếp tục huy động vốn.

Thị trường trái phiếu khó khăn hậu Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính mới phát đi thông báo liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Trong đó, Bộ Tài chính thừa nhận, kể từ sau khi các vụ việc vi phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát được cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) “gặp nhiều khó khăn”.
Nguyên nhân gây biến động thị trường trái phiếu được cơ quan quản lý nêu bắt nguồn từ việc nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường và các doanh nghiệp phát hành, khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Tài chính đã phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng các giải pháp ổn định và phát triển thị trường minh bạch, bền vững, tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp tại các doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ.
Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư theo đúng cam kết.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế - Bộ Công an (C03) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Bất ngờ vụ Vạn Thịnh Phát và SCB: Cựu cán bộ cấp cao Ngân hàng Nhà nước bị khởi tố

Làm việc với 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết đã tổ chức làm việc với gần 40 doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tìm ra giải pháp củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản và tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Về hoàn thiện khung khổ pháp lý, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP để tháo gỡ các khó khăn tạm thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm thời gian đàm phán với nhà đầu tư trái phiếu có phương án tái cơ cấu các khoản nợ (như Sputnik đã đề cập trước đó).
Về phía doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhấn mạnh, để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn phù hợp với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó, đảm bảo có đủ nguồn lực để duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó đảm bảo nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Chú ý xếp hạng tín nhiệm

Các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đầy đủ quy định về công bố, công khai thông tin.
Với nhà đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo phương án phát hành đã được công bố, củng cố niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và các hoạt động kiểm toán để tăng cường tính công khai, minh bạch giúp nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về năng lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, cũng như các rủi ro liên quan để quyết định việc đầu tư trái phiếu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
Tuyên bố dứt khoát của Thống đốc NHNN từ vụ trái phiếu An Đông - Vạn Thịnh Phát

Tình hình đã khởi sắc

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong quý I/2023, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành được 24.708 tỷ đồng.
Trong số đó khối lượng phát hành kể từ ngày 6/3/2023 khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực là 23.825 tỷ đồng, tương đương 96% khối lượng.
Theo Bộ Tài chính, lãi suất, kỳ hạn phát hành bình quân là 7,75%/năm và 2,37 năm. Về cơ cấu, 98,2% khối lượng phát hành thuộc lĩnh vực bất động sản, khách hàng chủ yếu là nhà đầu tư tổ chức chiếm 99,99%, trong đó các ngân hàng chiếm 77%.
Tình hình thanh toán nợ trái phiếu và tái cơ cấu, trong quý I/2023, có 69 doanh nghiệp phát hành chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị chậm thanh toán khoảng 19,2 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, có 23 tổ chức phát hành có phương án đàm phán với nhà đầu tư và báo cáo cho HNX với khối lượng khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 50% khối lượng chậm thanh toán).
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất Ngân hàng Nhà nước không cấm ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại nợ.
Theo đó, HoREA nêu kiến nghị Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN cần cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất và "trái chủ" được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn.
"Nếu có cơ chế, chính sách này thì sẽ tác động tích cực ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và các "trái chủ" và hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала