Ngăn rút tiền hàng loạt như ở SCB: Ngân hàng Nhà nước được thêm quyền

© TTXVN - Dương Văn GiangThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2023
Đăng ký
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng lưu ý sự cố rút tiền hàng loạt ở ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là chưa từng có tiền lệ.
Do đó, với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), NHNN đề xuất nhiều biện pháp nhằm ứng phó với sự cố rút tiền hàng loạt tại các tổ chức tín dụng, tránh lặp lại bài học như với SCB.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sở hữu chéo, siết cho vay doanh nghiệp sân sau và xử lý các ngân hàng yếu kém.

Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Điểm đáng chú ý là ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thiết lập nhiều công cụ kiểm soát an ninh hệ thống ngân hàng và đảm bảo sự vận hành thống nhất các tổ chức tín dụng.
Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng có điểm mới. Trong đó, NHNN bổ sung quy định tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ.
Cụ thể, tổ chức tín dụng sẽ không bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thiếu dự trữ bắt buộc và không tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong giai đoạn bị rút tiền hàng loạt.
Các tổ chức tín dụng cũng được vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng khác theo quy định luật sửa đổi.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản riêng với nhóm này.
Điển hình như việc mua giấy tờ có giá của ngân hàng trên nghiệp vụ thị trường mở; thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng; tái cấp vốn với tổ chức tín dụng. Sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản phải thu không thu hồi được.
Với khoản vay đặc biệt để tổ chức tín dụng giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, dự thảo được NHNN trình lên quy định lãi suất cho vay là 0%/năm, với thời hạn như cho vay đặc biệt khác (Điều 151).
Đồng thời, ngân hàng được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; không phải thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh...
Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2023
Ngân hàng Nhà nước sắp làm gì?

Xử lý các ngân hàng yếu kém

Đối với việc xử lý các ngân hàng yếu kém, dự thảo luật cho phép NHNN đưa ra các biện pháp can thiệp sớm cũng như tăng thẩm quyền Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, NHNN được đề xuất có thể hạn chế hoặc đình chỉ quyền quyết định kinh doanh của người quản lý ngân hàng nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ.
Khi thực hiện can thiệp sớm, cho phép NHNN xử lý "từ sớm, từ xa" nếu tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng (Điều 144).
Đặc biệt, bổ sung một số trường hợp kiểm soát đặc biệt, các phương án xử lý như chuyển giao bắt buộc, có phương án phá sản. Đánh giá tổng thể thực trạng như tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc Kiểm toán Nhà nước... (Điều 149).
Giai đoạn tháng 10/2022, sau khi Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan, đã xuất hiện nhiều tin đồn tiêu cực đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB gây ra hiện tượng người dân tập trung, xếp hàng tại các chi nhánh của SCB chờ rút tiền hàng loạt.
Sau sự việc xảy ra tại Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã trực tiếp thông báo và có cam kết với người dân về việc bảo toàn vốn tiền gửi cũng như vốn đầu tư trái phiếu tại đây.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, với vai trò ngân hàng Trung ương cũng như vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, khi xây dựng, hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các chính sách quản lý ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu kiên định với việc điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB.
Ngân hàng Nhà nước đã triển khai các giải pháp nhằm ổn định tâm lý thị trường và ổn định hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã lập ngay ban kiểm soát để kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2023
Biến động ngân hàng SCB: Chính phủ yêu cầu NHNN cơ cấu lại SCB
NHNN cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định và tháo gỡ khó khăn cho Ngân hàng SCB, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Đến nay, hoạt động của Ngân hàng SCB trong tầm kiểm soát và ổn định.
Trong một phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định dù thị trường tài chính biến động, tình trạng một số ngân hàng trên thế giới sụp đổ. Đặc biệt, Thống đốc cũng nêu lại bài học thanh khoản hệ thống sau sự kiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB và một số ngân hàng Mỹ phá sản khiến hàng chục tỷ đô bị rút khỏi hệ thống trong thời gian ngắn.
"Qua sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10 năm ngoái cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ với bài học quản trị thanh khoản, NHNN yêu cầu các ngân hàng tập trung hơn vào ổn định an toàn, cũng như đáp ứng thanh khoản cho người dân", - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế - Bộ Công an (C03) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Bất ngờ vụ Vạn Thịnh Phát và SCB: Cựu cán bộ cấp cao Ngân hàng Nhà nước bị khởi tố

Siết sở hữu chéo

Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất nhiều vấn đề như siết sở hữu chéo, sân sau và lạm quyền cấp tín dụng cho một nhóm cổ đông nhà băng, dự thảo đưa ra quy định. Cụ thể, một cá nhân dự kiến không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ một tổ chức tín dụng (hiện nay là 5%).
Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (hiện là 15%).
Cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% (giảm 5% so với quy định hiện nay) vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một ngân hàng và người có liên quan được sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của nhà băng khác.
Dư nợ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng cũng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10%, tính trên vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tối đa 15% vốn tự có (giảm so với quy định là 25%).
Theo dự thảo, Thủ tướng sẽ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn vay trong trường hợp đặc biệt khi khả năng hợp vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng đủ.

Xử lý nợ xấu

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, dự thảo luật hóa cụ thể quy định tại nghị quyết 42 nhưng bổ sung quy định về mua, bán nợ xấu.
Theo đó, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hoạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của ngân hàng; được thỏa thuận với ngân hàng để phân chia phần giá trị còn lại (nếu có) của số tiền thu hồi từ khoản nợ xấu, sau khi trừ giá mua, các chi phí xử lý.
Dự thảo lần này tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của NHNN, đồng thời có tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала