Cáo trạng vụ "chuyến bay giải cứu": Có cựu cán bộ bị truy tố đến khung tử hình

© Sputnik / Vitaliy Belousov / Chuyển đến kho ảnhCòng tay
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - 54 người đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố trong vụ "chuyến bay giải cứu", trong đó 18 người bị Viện KSND tối cao truy tố khung hình phạt cao nhất đến tử hình.
Ngày 18/4, VKSND Tối cao truy tố 54 bị can về 5 tội: Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong số này, 21 người bị cáo buộc phạm tội nhận hối lộ, 23 người đưa hối lộ, 4 người môi giới hối lộ, 4 người lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, 2 người lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cáo trạng ban hành sau 15 ngày Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra kết luận đề nghị truy tố - sớm hơn quy định. Theo Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn này là 20-30 ngày.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.
Phong bì trong tay của một doanh nhân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2023
Loạt quan chức lộ mặt vụ chuyến bay giải cứu: Có dấu hiệu nhận hối lộ tại Bộ Quốc phòng?
Theo quy trình, doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay cần xin chủ trương cách ly tại địa phương, gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Lãnh sự lấy ý kiến tổ công tác các bộ, ngành và trình Chính phủ phê duyệt, sau đó thông báo cho doanh nghiệp thực hiện.
Thực tế cho thấy, trong khoảng 100 doanh nghiệp được cấp phép thì chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp triển khai thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước, số còn lại cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép rồi bán quyền tổ chức cho pháp nhân khác.
Từ kết luận điều tra của công an đến cáo trạng của viện kiểm sát đều cho thấy Bộ Ngoại giao được xem là "mắt xích" quan trọng khi thực hiện các chuyến bay với đầu mối là Cục Lãnh sự. Từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã tập hợp, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước (400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo).
Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Thứ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Tô Anh Dũng tại EEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2023
Ban hành cáo trạng vụ "chuyến bay giải cứu": Truy tố hàng loạt cựu cán bộ
Theo VKS, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị can đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Các hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".
25 người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận hối lộ gần 165 tỷ đồng và gây thiệt hại 10 tỷ đồng. 23 người là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 người môi giới hối lộ gần 75 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng. Trong đó, Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Y tế, nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận 49 lần 27,3 tỷ đồng; Nguyễn Hương Lan, cựu Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao 32 lần nhận 25 tỷ đồng; cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận 37 lần tổng 21,5 tỷ đồng…
Đáng chú ý, ngoài 54 bị can đã bị khởi tố, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết vụ án sẽ tiếp tục được điều tra, xử lý ở giai đoạn 2, để làm rõ dấu hiệu vi phạm của một số cá nhân khác có liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала