Tiếp tục trình cơ chế đặc thù mới cho TP.HCM

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtThành phố Hồ Chí Minh phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 đồng bộ với cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 đồng bộ với cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật giao thông và xã hội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù của TP.HCM thay thế Nghị quyết số 54/2017 có 12 điều, dự thảo quy định 7 cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm cho phát triển TP.HCM.
Tờ trình và nội dung nghị quyết này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 tới đây theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Dự thảo nghị quyết có 12 điều, quy định thí điểm 7 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về: quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP; tổ chức bộ máy của TP Thủ Đức.
Cụ thể, theo Tuổi Trẻ, về quản lý đầu tư, thành phố sẽ được phân bổ nguồn tăng thu ngân sách địa phương nằm ngoài mức vốn đã giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; phân bổ vốn để bố trí hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Ngoài mức vốn được giao, TP.HCM dự kiến có thể huy động từ các nguồn tăng thu khoảng 119.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án trọng điểm, cấp thiết. Chính sách này cho phép HĐND TP chủ động, linh hoạt quyết định khi bố trí các nguồn này, theo tờ trình.
Đoàn tàu metro chạy thử tại depot Long Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
TP.HCM: Các dự án trọng điểm sẽ được đích thân Bí thư Nên giám sát
Để thực hiện chính sách này, ngân sách địa phương sẽ được sử dụng để triển khai các dự án đầu tư công độc lập. Đây là những dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, được tách riêng để triển khai, quanh các dự án vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt như theo dọc tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương), vùng phụ cận dọc tuyến Vành đai 3…
Về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, HĐND TP sẽ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa dưới 500 ha phù hợp quy hoạch, kế hoạch. UBND TP.HCM được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành về hạ tầng kỹ thuật…
Nhiều chính sách hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên được đưa ra như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức trung gian khởi nghiệp; miễn thuế thu nhập cá nhân với chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại các đơn vị này...
Cao ốc Landmark 81 bị che mờ bởi bụi mịn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
TP Hồ Chí Minh chưa khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù được hưởng
Các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được mở rộng thêm như thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích, di sản văn hóa. Tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 100 tỉ. Ngoài ra là việc áp dụng các cơ chế thực hiện dự án theo hình thức BOT, BT...
Về các cơ chế tài chính ngân sách, dự thảo cho phép HĐND quyết định áp dụng điều chỉnh mức hoặc tỉ lệ thu phí, lệ phí chưa được quy định và hưởng 100% số thu tăng thêm.
Với nguồn cải cách tiền lương còn dư, TP.HCM sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thu nhập tăng thêm; tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn.
Về các cơ chế, chính sách ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định là khâu đột phá cho TP trong thời gian tới là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư có trình độ và tay nghề cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала